Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động là một trong những vấn đề quan trọng phải được thực hiện theo đúng quy định trong đó phải kể đến thời gian làm việc. Vậy, Có được bắt người lao động ký cam kết thời gian làm việc?
Mục lục bài viết
1. Có được bắt người lao động ký cam kết thời gian làm việc?
Các bên khi tiến hành tham gia ký kết
Quyền được tham gia vào lao động, quyền được tìm kiếm việc làm, tự do lựa chọn việc làm cũng như những chế độ mà người lao động sẽ được hưởng khi giao kết hợp đồng và hoàn toàn được pháp luật bảo vệ và tôn trọng. Người lao động là một trong những cá nhân có khả năng bị xâm phạm quyền lợi hơn cả so với người sử dụng lao động chính vì vậy tại điểm a khoản 1 Điều 5
Theo ghi nhận thì người lao động hoàn toàn của các quyền tự do, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nơi làm việc, nghề nghiệp; có thể tham gia học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp của bản thân và sẽ không bị phân biệt đối xử , không được quấy rối tình dục tại những nơi làm việc; Mục tiêu của các cá nhân khi tham gia vào lao động đó là hưởng của mức lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; Đảm bảo sự an toàn trong quá trình tham gia lao động thì sẽ có quyền được yêu cầu bảo hộ lao động làm việc trong những điều kiện đảm bảo vệ an toàn vệ sinh lao động; chế độ về nghỉ theo ngày hàng năm có lương hoặc hưởng phúc lợi tập thể cũng là một trong những quyền lợi mà người lao động cần biết rõ;
Bên cạnh đó có thể yêu cầu hoặc thành lập gia nhập hoạt động của một tổ chức đại diện của người lao động để tổ chức đại diện này có thể đại diện tiếng nói của mình đảm bảo được quyền lợi trong quá trình tham gia lao động. Ngoài ra, người lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu và tham gia đối thoại thực hiện các quy chế dân chủ, hoạt động thương lượng tập thể của người sử dụng lao động cũng có thể được thực hiện trên thực tế và tiến hành tham vấn tại nơi làm việc đảm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của mình;
Có thể thấy, pháp luật lao động đã trao cho người lao động quyền được tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và một số các quyền lợi liên quan. Người sử dụng lao động không có quyền bắt người lao động phải ký cam kết thời gian làm việc. Nếu cố tình thực hiện được coi đó là vi phạm đến quyền trong việc tự do lựa chọn việc làm cũng như vi phạm đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Bởi theo quy định thì đối với những trường hợp đã ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn hợp đồng công xác định thời hạn thì người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và việc chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương phải tuân thủ đúng theo quy định đó là về thời gian báo trước. Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải bồi thường.
Do đó, việc bên người sử dụng lao động yêu cầu bên người lao động tiến hành ký kết làm việc dài hạn với nhau là đang xâm phạm đến quyền lựa chọn việc làm, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động nên cho dù người lao động có ký thì những thỏa thuận này cũng sẽ không được pháp luật công nhận.
2. Trường hợp nào người lao động phải tiến hành cam kết thời gian làm việc trên thực tế?
Theo quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động không có quyền bắt ép người lao động phải tiến hành cam kết với thời gian làm việc trên thực tế. Tuy nhiên, trong thời gian tiến hành tham gia lao động nếu người sử dụng lao động ký hợp đồng đào tạo nghề sau đó tổ chức và đầu tư kinh phí cho người lao động học tập nâng cao tay nghề hoặc cử người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề đào tạo tại ở trong nước hoặc nước ngoài;
Quá trình đào tạo này người sử dụng lao động là bên bỏ ra kinh phí để hỗ trợ quá trình đào tạo này, người sử dụng lao động là bên bỏ ra kinh phí để hỗ trợ chi phí sinh hoạt cũng như học phí trong suốt quá trình đào tạo thì khi tiến hành ký hợp đồng đào tạo nghề hợp đồng đào tạo nghề cũng phải đảm bảo những nội dung cơ bản quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 thì việc ký kết hợp đồng đào tạo nghề phải ghi nhận rõ nội dung, đó là:
+ Nghề đào tạo là về lĩnh vực gì;
+ Thời gian mà người lao động tiến hành đào tạo;
+ Bên cạnh đó, nội dung về thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo cũng sẽ được ghi nhận và đây là một trong những nội dung quan trọng mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động được đề cập đến đối với người lao động;
+ Việc liệt kê ra những khoản chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cũng có thể được ghi nhận nếu người sử dụng lao động có điều kiện.
+ Yêu cầu người lao động phải hoàn trả lại trong suốt quá trình tham gia đào tạo; Trách nhiệm của người sử dụng lao động và trách nhiệm của người lao động cũng được ghi nhận tại những điều khoản độc lập với nhau.
Với quy định nêu trên việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động cam kết thời gian làm việc sau khi đã được đào tạo là một trong những nội dung bắt buộc của hợp đồng đào tạo nghề. Hoàn toàn có thể tiến hành thỏa thuận với nhau về thời hạn cam kết làm việc sau khi được đào tạo và nội dung này được pháp luật cho phép. Người lao động nếu đã ký kết hợp đồng đào tạo nghề mà vi phạm về thời hạn cam kết thực hiện hoàn toàn sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình thông qua việc bồi thường chi phí đào tạo cũng như bồi thường về khoảng thời gian đã vi phạm trong cam kết.
3. Bắt người lao động ký cam kết thời gian làm việc thì hợp đồng có bị tuyên là vô hiệu không?
Trên thực tế, khi tiến hành tham gia ký kết hợp đồng lao động thì người lao động vẫn luôn phải đối diện với những sự chèn ép hoặc có những điều khoản gây thiệt hại cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động nhưng các cá nhân là người lao động ít khi có sự tìm hiểu kỹ về quyền lợi của mình cũng như cách thức để có thể lấy lại quyền lợi;
Người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu người lao động cam kết làm việc lâu dài là đang xâm phạm đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đã được liệt kê trong Điều 5 của Bộ luật Lao động 2019 mà thậm chí trong trường hợp này người lao động còn phải tiến hành bồi thường một khoản tiền nghỉ trước thời hạn nếu đã cam kết vi phạm. Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động ký tên xác nhận các thông tin về thỏa thuận này là đang thực hiện một trong những hành vi bị cấm khi tiến hành giao kết thực hiện hợp đồng lao động đã được ghi nhận tại Điều 17 của Bộ luật Lao động 2019 bởi người sử dụng lao động sẽ không được phép yêu cầu người lao động phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền bằng tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
Vậy bản chất của hành vi yêu cầu người lao động cam kết làm việc dài hạn cũng đã là sai phạm nên việc yêu cầu bồi thường trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng được xác định là hành vi trái pháp luật lao động. Nếu hợp đồng lao động đã được ký kết giữa các bên có nội dung cam kết về việc làm việc dài hạn có thể sẽ bị tuyên vô hiệu phần nội dung đó. Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng nội dung này không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của hợp đồng;
Như vậy trong trường hợp này người sử dụng lao động không có quyền được yêu cầu người lao động ký cam kết về thời gian làm việc còn việc. Nếu cố tình bắt ép người lao động ký kết thì hợp đồng này dung thỏa thuận trái quy định pháp luật sẽ bị tuyên là vô hiệu, trong một số trường hợp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính,
Văn bản pháp luật được sử dụng: