Có nhiều loại cổ đông trong các doanh nghiệp. Cổ đông được hiểu cơ bản chính là các cá nhân, tổ chức mà các cá nhân, tổ chức này sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần, trong đó có cổ đông thiểu số. Chắc hẳn có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại cổ đông này.
Mục lục bài viết
1. Cổ đông thiểu số là gì?
Theo Khoản 3 Điều 4
Trong đó, ta hiểu cổ phần chính là vốn điều lệ sẽ được chia thành nhiều phần và các phần đó đều phải bằng nhau, cũng chính là phần vốn nhỏ nhất của một công ty cổ phần.
Hiện nay vẫn chưa có một quy định cụ thể nào được đưa ra để định nghĩa cụ thể như thế nào là cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, ta thấy rằng, căn cứ dưới góc độ lý luận và dựa trên thực tiễn quá trình quản trị tại công ty cổ phần như ở giai đoạn hiện nay, chúng ta cũng có thể xác định cổ đông thiểu số theo hai tiêu chí cụ thể như sau: Tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông thiểu số và tiêu chí thứ hai đó là khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động trong công ty giữa các nhóm cổ đông khác nhau.
Như vậy, từ phân tích được nêu cụ thể bên trên, chúng ta sẽ có thể hiểu cổ đông thiểu số chính là những cổ đông của công ty cổ phần và các cổ đông này sẽ sở hữu tỉ lệ cổ phần nhỏ trong một công ty và các cổ đông thiểu số sẽ không có quyền kiểm soát, điều hành chi phối hay khả năng để có thể áp đặt quan điểm, đường lối, ý chí, sách lược của bản thân mình trong hoạt động của công ty.
Hiểu một cách đơn giản thì cổ đông thiểu số được hiểu cơ bản chính là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít số lượng cổ phần trong một công ty so với một cổ đông khi cổ đông đó nắm quyền kiểm soát trong công ty.
Việc xác định cổ đông thiểu số sẽ cần phải dựa trên hai yếu tố quan trọng hàng đầu cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: khi nhắc đến cổ đông thiểu số thì chúng ta cũng sẽ cần phải nói đến vốn góp của cổ đông thiểu số. Đó chính là tổng số cổ phần mà họ sở hữu (đó là phần trăm cổ phần có quyền thực hiện biểu quyết) hay phần vốn góp của họ (tỷ lệ phần trăm) trong vốn điều lệ của công ty.
– Thứ hai: khi nhắc đến cổ đông thiểu số là nói đến khả năng của họ trong việc tác động đến những chính sách kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển, lựa chọn chủ thể là người quản lý công ty hay nói cách khác ở đây là chúng ta đang nói tới vai trò của cổ đông thiểu số khi thực hiện quyền biểu quyết thông qua các vấn đề tại cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty.
2. Quy định lợi ích của cổ đông thiểu số:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, ta thấy rằng, lợi ích của cổ đông thiểu số chính là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định một cách tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con đó.
Lợi ích của các chủ thể là những cổ đông thiểu số sẽ được ghi nhận trong quá trình doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa công ty mẹ và công ty con. Trong đó, lợi ích của các chủ thể là những cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con khi bị hợp nhất sẽ được xác định và trình bày trên
– Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu sẽ được xác định sao cho phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11: Hợp nhất kinh doanh.
Trong trường hợp này lợi ích của các chủ thể là những cổ đông thiểu số tại công ty con sẽ được xác định tại thời điểm công ty mẹ tiến hành mua lại hoặc sáp nhập với một công ty con (hoặc tại thời điểm khi công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con này dưới hình thức gián tiếp, thông qua một công ty con trung gian khác), sau đó khoản mục lợi ích của các chủ thể là những cổ đông thiểu số trong công ty con cũng sẽ được xác định và trình bày lại một cách cụ thể ở trên báo cáo tài chính sau khi đã hợp nhất của công ty mẹ căn cứ vào chênh lệch giữa giá trị tài sản thuần và giá trị của khoản đầu tư.
– Phần lợi ích của các chủ thể là những cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh giữa công ty mẹ và công ty con.
Ở trường hợp cụ thể này thì ta nhận thấy rằng, phần lợi ích của các chủ thể là những cổ đông thiểu số được xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ cho thời gian hoạt động sau thời điểm kết thúc quá trình đầu tư của công ty mẹ vào công ty con. Khi đó, các biến động của tài sản thuần và nguồn vốn chủ sở hữu trong thời gian hoạt động của công ty con sẽ được tính toán lại và phân bổ lại vào khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ.
3. Quyền của cổ đông thiểu số:
Theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông thiểu số sẽ có các quyền cơ bản như sau:
– Các quyền cơ bản của cổ đông thiểu số bao gồm:
+ Cổ đông thiểu số sẽ có quyền được tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
+ Cổ đông thiểu số sẽ có quyền được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
+ Cổ đông thiểu số sẽ có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
+ Cổ đông thiểu số sẽ có quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của
+ Cổ đông thiểu số sẽ có quyền được xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
+ Cổ đông thiểu số sẽ có quyền được xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông thiểu số sẽ được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
– Chủ thể là cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền cơ bản sau đây:
+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền được xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty.
+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền được yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể có 2 trường hợp có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông: Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền được yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.
Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh: nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có quyền được đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiện như sau:
+ Các cổ đông phổ thông sẽ hợp thành nhóm để nhằm mục đích thực hiện việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông.
+ Dựa vào số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông được quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Cần lưu ý đối với trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử lại thấp hơn so số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại sẽ do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác thực hiện việc đề cử. Bên cạnh đó thì các chủ thể là những cổ đông thiểu số còn có các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.
Ta thấy rằng, các nhóm cổ đông trong công ty cổ phần sẽ được quyết định phần lớn vào việc những chủ thể nào sở hữu nhiều cổ phần chi phối. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực trong công ty nhằm mục đích để có thể dung hòa quyền lợi của nhóm cổ đông thiểu số mới là giải pháp có ý nghĩa quan trọng được sử dụng nhằm mục đích để có thể tăng cường sự giám sát chéo nhau, giúp duy trì sự ổn định trong điều hành, quản trị công ty trong dài hạn. Luật doanh nghiệp năm 2020 được ban hành cũng đã có nhiều điều chỉnh kịp thời để nhằm mục đích có thể tạo thuận lợi hơn cho các chủ thể là những cổ đông thiểu số thực hiện quyền của mình.
4. Nghĩa vụ của cổ đông thiểu số:
Theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông thiểu số có các nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Cổ đông thiểu số có nghĩa vụ phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
– Cổ đông thiểu số có nghĩa vụ không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp cổ đông thiểu số đó được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trong trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại điều này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty theo quy định của pháp luật sẽ phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
– Cổ đông thiểu số có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
– Cổ đông thiểu số có nghĩa vụ chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
– Cổ đông thiểu số có nghĩa vụ bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
– Cổ đông thiểu số có các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm thực thi quyền của các chủ thể là những cổ đông thiểu số, tạo động lực để có thể thu hút các nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp. Kinh nghiệm thực thi pháp luật doanh nghiệp trong suốt thời gian qua cũng đã cho chúng ta nhận thấy rằng, dù hành lang pháp lý có hoàn thiện đến đâu thì việc thực thi các quy định như thế nào còn phụ thuộc vào nhận thức của chính các chủ thể là những cổ đông thiểu số về quyền và những nghĩa vụ của mình; cũng như tầm nhìn của bản thân mỗi doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật doanh nghiệp 2020.