Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ đông như: Cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông sáng lập. Vậy, nếu trong một trường hợp nào đó mà công ty muốn huy động vốn thì cổ đông sáng lập có được cho công ty vay tiền cá nhân không?
Mục lục bài viết
1. Cổ đông sáng lập là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình muốn nhờ Luật Dương Gia tư vấn giúp 1 trường hợp như sau: BTD là 1 công ty cổ phần với vốn điều lệ là 2 tỷ. BTD gồm và chỉ gồm 3 cổ đông sáng lập, trong đó có mình (19% cổ phần). BTD có 2 đại diện pháp luật. Mình là Giám đốc đồng đại diện pháp luật – đồng chủ tài khoản của BTD tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBbank). Tình huống xảy ra là BTD có hợp đồng làm ăn lớn và cần số vốn 5 tỷ và mình đang có tiền cá nhân. Câu hỏi đặt ra:
1) Mình có thể cho BTD vay vốn với X% lãi suất dưới danh nghĩa cá nhân không?
2) Việc vay vốn cá nhân như vậy có cần phải tổ chức họp hội đồng thành viên của BTD để quyết định không?
3) Nếu được cho vay, trong
Mong sớm nhận được sự tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Cổ đông dưới góc độ pháp lý của
Căn cứ pháp lý theo quy định tại khoản 4 Điều 4
Cổ đông sáng lập chính là cổ đông phổ thông. Điểm khác biệt giữa cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông chính là quyền và nghĩa vụ. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập còn có các quyền và nghĩa vụ:
-Quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-Các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 120 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.Các hạn chế ở trên thì không áp dụng đối với cổ phần phổ thông như cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.
-Cổ đông sáng lập không nhất thiết phải có trong các trường hợp: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác.
-Cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng cổ phần chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập. Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập là phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
2. Quyền của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần:
Cổ đông sáng lập là người sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông. Nên cũng có các quyền giống cổ đông phổ thông như:
-Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông. Và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp. Hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền. Hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
-Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
-Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
-Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp hạn chế chuyển nhượng của cổ đông sáng lập.
-Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết. Và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác
Tuy nhiên, cổ đông sáng lập cũng có các quyền riêng. Theo quy định pháp luật, cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, cổ đông sáng lập có số phiếu biểu quyết cao hơn so với các cổ đông phổ thông khác. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm. Kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
3. Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần:
Tương tự như quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần cũng có các nghĩa vụ giống cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Ngoài ra thì cổ đông sáng lập cũng có các nghĩa vụ riêng phải tuân thủ:
– Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
– Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
– Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
-Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.
-Cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất cứ ai.
4. Cổ đông sáng lập có được cho công ty vay tiền cá nhân không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, về Công ty Cổ phần thì “Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn”
Ngoài việc phát hành cổ phần để huy động vốn thì công ty cổ phần được phép phát hành trái phiếu, vay tiền tín dụng, và có thể vay tiền cá nhân để huy động vốn.
Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP về các giao dịch tài chính của doanh nghiệp, thì:
“1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”
Như vậy, cá nhân hoàn toàn có thể cho công ty cổ phần vay vốn, chỉ lưu ý một vấn đề là không cho vay bằng tiền mặt mà phải chuyển khoản, ký séc…
Khoản 1 Điều 167 Luật doanh nghiệp 2020, về Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận, thì:
Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau đây: Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và người có liên quan của họ; Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ; Doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai
Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng, giao dịch theo quy định khoản 1 Điều này và có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong
Như đã trình bày ở trên, bạn không thể ký cả hai chữ ký ở bên đi vay và bên cho vay để đảm bảo tính khách quan, và