Thuật ngữ cổ đông trong công ty thường được sử dụng phổ biến để chỉ những cá nhân có tham gia góp vốn vào trong công ty cổ phần hoặc sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty. Vậy, Cổ đông, cổ đông lớn có giống nhau hay không? Quyền của cổ đông lớn trong công ty?
Mục lục bài viết
1. Cổ đông lớn là gì? Quyền của cổ đông lớn trong công ty?
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Đối tượng được coi là cổ đông lớn khi người này đang sở hữu trên thực tế 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành (Được quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019).
Liên quan đến quyền của cổ đông lớn trong công ty đã được ghi nhận chi tiết tại các Điều 115, Điều 148
– Cá nhân đang sở hữu 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 115 thì cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên/tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty có quyền:
Trực tiếp tiến hành việc xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị;
Có thể được can thiệp vào việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông nếu thấy thật sự cần thiết;
Đồng thời, các cá nhân này cũng được yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.
Việc yêu cầu cần được thể hiện rõ bằng văn bản và có chứa các các nội dung sau đây: thể hiện được thông tin họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; ghi rõ về số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
– Đối với trường hợp có từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết
Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148
– Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên thì có quyền can thiệp về việc thông qua nghị quyết nếu đảm bảo điều kiện là số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành:
+ Đầu tiên phải kể đến loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
+ Nghị quyết thông qua trong việc thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
+ Tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
+ Bên cạnh đó, các dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác cũng có thẻ dược cá nhân đang sở hữu 65 % tổng số biểu quyết;
+ Tiến hành việc tổ chức lại, giải thể công ty;
+ Ngoài ra, cũng có thể thực hiện một số vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
– Từ 35% tổng số phiếu biểu quyết trở lên:
Đối với trường hợp phát sinh vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quy định tại khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 thì có quyền phủ quyết những vấn đề này.
Với quy định nêu trên thì quyền của cổ đông lớn trong công ty sẽ được thể hiện tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của công ty.
2. Trách nhiệm của cổ đông lớn trước khi tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng:
Như đã biết, việc tiến hành chào bán cổ phiếu sẽ chỉ được thực hiện trên thực tế khi đã có đầy đủ điều kiện chào bán theo luật định. Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
– Doanh nghiệp cần đảm bảo về điều kiện vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
– Về thời gian hoạt động kinh doanh: thì cần có 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
– Xây dựng được phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
– Đồng thời cần có tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
– Quy định về trách nhiệm của cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng: Cá nhân đang là cổ đông lớn của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
– Liên quan đến việc tuân thủ quy định pháp luật thì tổ chức phát hành cổ phiếu phải không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
– Khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng thì cần có công ty chứng khoán tư vấn, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
– Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
– Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
Với quy định nêu trên, trước khi tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì công ty cổ phần phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
3. Cổ đông lớn bán cổ phiếu có phải thông báo không?
Theo ghi nhận tại Điều 127 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về nội dung liên quan đến hoạt động công bố thông tin khi trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, nội dung như sau:
– Tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với hoạt động công bố thông tin khi trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
– Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan, nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn thì bắt buộc phải công bố thông tin khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
– Những nội dung đang được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 127 sẽ không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Có phát sinh sự kiện là thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết phát sinh do công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình hoặc phát hành thêm cổ phiếu;
+ Quỹ hoán đổi danh mục thực hiện giao dịch hoán đổi;
+ Ngoài ra, cũng thể tồn tại trong trường hợp khác theo quy định của pháp luật…
Theo nội dung đã trình bày thì trường hợp cổ đông lớn của công ty mà bán cổ phiếu mà hoạt động này có thể làm thay đổi số lượng cổ phiếu biểu quyết lớn hơn 01% thì bắt buôc phải thông báo, trừ quy định tại khoản 3 Điều 127 Luật này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Luật Chứng khoán 2019.
THAM KHẢO THÊM: