Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần thì cổ đông có nhiều loại khác nhau. Vậy cổ đông là gì? Phân loại và quyền hạn của từng loại cổ đông như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cổ đông là gì?
Cổ đông là thành viên trong công ty cổ phần sở hữu cổ phần của doanh nghiệp, trong đó cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong phạm vi số vốn mà các cổ đông đã góp vào Công ty, cổ đông phải chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề liên quan tới tương ứng với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
2. Các loại cổ đông theo quy định mới nhất:
Hiện nay, theo quy đinh Luật doanh nghiệp 2020 thì có các loại cổ đông sau: cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi:
Để làm Cổ đông sáng lập cần điều kiện sau:
– Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức có góp vốn bằng tài sản để sở hữu ít nhất một phần cổ phần
– Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, cổ đông sáng lập ký tên là thành viên sáng lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập.
– Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.. Trường hợp cổ đông sáng lập không góp đủ số vốn đã đăng kí trong thời hạn 90 ngày từ thời điểm thành lập thì xử lý như sau: các cổ đông còn lại có nghĩa vụ đóng góp đủ số cổ phần mà cổ đông sáng lập không đóng góp đủ. Các cổ đông còn lại đóng góp dựa trên tỷ lệ hiện nay họ đang sở hữu trong công ty; Huy động cổ đông khác vào góp cùng; Một trong những cổ đông còn lại đứng ra nhận đóng góp đủ số cổ phần cho cổ đông sáng lập không đóng góp đủ.
Để làm Cổ đông phổ thông cần điều kiện sau: cổ đông phổ thông phải sở hữu cổ phần phổ thông của doanh nghiệp.
Để làm Cổ đông ưu đãi cần điều kiện sau: Cổ đông cần sở hữu các cổ phần sau: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
Quyền hạn của cổ đông phổ thông như sau:
– Được Tham dự buổi họp Đại hội cổ đông
– Được thực hiện quyền biểu quyết của mình tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông thông qua hình thức trực tiếp hoặc thông qua người được cá nhân, tổ chức ủy quyền tham dự buổi họp.
– Được phát biểu ý kiến của mình về tất cả nội dung tại buổi họp Đại hội cổ đông;
– Được biết số phiếu biểu quyết của cổ đông. Số phiếu biểu quyết tương ứng số lượng cổ phần mà cổ đông phổ thông nắm giữ, ví dụ ông A năm giữ 1 cổ phần thì có một phiếu biểu quyết;
– Được nhận cổ tức sau hoàn thành nghĩa vụ thuế tương ứng với mức đã được quy đinh tại Điều lệ hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
– Cổ đông phổ thông là một trong đối tượng được ưu tiên mua cổ phần trong trường hợp công ty nhu cầu về vốn. Các cổ phần mới được chào bán sẽ tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty theo Điều kệ công ty;
– Được chuyển nhượng cổ phần phổ thông mình đang sở hữu cho một cổ đông khác hoặc cá nhân,tổ chức không phải cổ đông hoặc yêu cầu công ty mua lại.
– Trong hoạt động công ty thì cổ đông phổ thông được xem, tra cứu, tìm hiểu thông tin, trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông, điều lệ công ty, số sách kế toán, các tài liệu liên quan trong buổi họp của Đại hội đồng cổ đông; kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát.
– Nếu phát hiện sai sót các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết có quyền yêu cầu Công ty tiến hành sửa đổi, bổ sung các thông tin cho chính xác;
– Nếu công ty rơi trường hợp giải thể và phá sản thì tài sản còn lại thì cổ đông có quyền yêu cầu chia tương ứng với tỷ lệ vốn mà các cổ đông đã góp vào công ty.
– Trong trường hợp công ty có Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cổ đồng nếu đáp ứng đủ điều kiện thì được quyền để cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
– Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.
– Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Quyền hạn của cổ đông sáng lập:
Ngoài quyền hạn của một cổ đông phổ thông thì cố đông sáng lập có những quyền hạn riêng sau:
– Được người ký kết để thành lập công ty cổ phần.
– Cổ đông sáng lập là đối tượng duy nhất được năm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Quyền hạn của cổ đông ưu đãi:
Ngoài quyền hạn của một cổ đông phổ thông thì cố đông ưu đãi có những quyền hạn riêng sau:
Đối với cổ đông đang sở hữu cổ phần biểu quyết.
– Được tham gia, biểu quyết những vẫn đề thuộc thẩm quyền của một cổ đông trong phiên họp đại hội đồng cổ đông.
– Được cộng nhận số phiếu biểu quyết của cổ đông đang sở hữu nhiều hơn so với cổ đông đang sở hữu cổ phần phổ thông căn cứ theo Điều lệ công ty quy định cụ thế số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Đối với cổ đông đang sở hữu ưu đãi cổ tức
– Được nhận lại cổ tức hàng năm bao gồm các loại các cổ tức sau: cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty, còn cổ túc thưởng phải dựa vào kết quả kinh doanh của công ty. Căn cứ theo Điều lệ công ty quy định cụ thể về mức hưởng cổ tức và phương thức xác định thưởng.
– Sau khi công ty thanh toán hết các khoản nợ, phá sản, giải thể thì phần tài sản còn lại sai khi bán tài sản thì các cổ đông được nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
– Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các Cổ đông sở hữu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, tham dự. Ngòa ra, Cổ đông sở hữu ưu đãi cổ tức cũng không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Đối với cổ đông đang sở hữu ưu đãi hoàn lại:
– Cổ đông sở hữu ưu đãi hoàn lại được hoàn lại số vốn góp vào công ty khi mua cổ phần ưu đãi theo nhu cầu của mình hoặc theo các điều kiện được quy định điều lệ công ty.
-Trong tất cả cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông, Cổ đông ưu đãi hoàn lại sẽ không có quyền tham gia biểu quyết hoặc tham dự hoặc không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Lưu ý:
– Cổ đông sáng lập cầm giữ các cổ phần ưu đãi biểu quyết thì giá trị ưu đãi biểu quyết chỉ trong thời gian 03 năm, kể từ từ thời điểm Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước cấp. Sau thời hạn 3 năm đó thì cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết tự động chuyển sang cổ phần phổ thông.
3. Quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư.Tôi muốn hỏi Luật Doanh nghiệp quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như thế nào? Mong Quý Luật sư tư vấn giúp tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định:
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;
d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.
Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.
Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.
Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
4. Thủ tục chuyển nhượng vốn góp của cổ đông sáng lập:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào công ty TNHH Luật Dương Gia, tôi có thắc mắc muốn nhờ công ty hướng dẫn. Công ty tôi là công ty cổ phần, có 3 cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn là 90, 8, 2%. Thời điểm thành lập công ty là 2011. Hiện nay công ty tôi muốn thay đổi cổ đông sáng lập 2% bằng cách chuyển nhượng cổ phần 1% cho người mới và 1% còn lại chuyển cho cổ đông nắm giữa 90%. Vậy thì cần làm thủ tục như thế nào? Tôi rất mong được sự hướng dẫn của quý công ty. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn là công ty cổ phần thành lập năm 2011, tính đến nay (tháng 5/2016) đã thành lập được hơn 5 năm. Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập như sau:
3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 51
Theo thông tin bạn cung cấp, Công ty bạn là công ty cổ phần, có 3 cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn là 90%, 8% và 2%. Hiện nay công ty tôi muốn thay đổi cổ đông sáng lập 2% bằng cách chuyển nhượng cổ phần 1% cho người mới và 1% còn lại chuyển cho cổ đông nắm giữa 90%. Để tiền hành thay đổi cổ đông trong trường hợp này, công ty bạn cần tiến hành thủ tục như sau:
– Giữa các cổ đông cần làm
– Công ty bạn phải tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi cổ đông sáng lập, danh sách các cổ đông sáng lập sau khi đã thay đổi. Cần lưu ý đến việc sửa đổi điều lệ công ty khi đã tiến hành phiên họp thay đổi cổ đông.
– Công ty bạn phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký.
Nội dung Thông báo gồm:
+ Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập đối với cổ đông sáng lập là tổ chức hoặc họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân;
+ Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Để có thể giúp việc tiến hành thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập một cách nhanh chóng, khi gửi hồ sơ thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh công ty bạn cần phải gửi kèm theo thông báo một số giấy tờ sau: Do trường hợp của công ty bạn là thay đổi thông tin cổ đông sáng lập do cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần, kèm theo các giấy tờ trên, hồ sơ thông báo phải có:
+ Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
+ Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin về cổ đông sáng lập của công ty trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đến Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 thì thủ tục thay đổi cổ đông chuyển nhượng vốn góp của cổ đông sáng lập
5. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Công ty Luật Dương Gia! Tôi xin nhờ quý Công ty tư vấn giúp tôi một việc như sau: Hiện tại tôi là nhân viên của một công ty cổ phần và giám đốc muốn tặng cho nhân viên một ít cổ phần của công ty. Nhưng theo tôi được biết là công ty hiện đang nợ rất nhiều. Vậy sau khi nhận cổ phần được tặng và trở thành cổ đông, nhân viên có phải nhận nghĩa vụ trả một phần nợ cho công ty hay không? Xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Bạn không nói rõ cổ phần mà bạn được tặng cho là loại cổ phần nào nên tùy từng trường hợp sẽ có những trách nhiệm khác nhau. Trong công ty cổ phần, có 2 loại cổ phần: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (cổ phần ưu đãi bao gồm: cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phân ưu đãi khác).
Thứ nhất, đối với cổ phần phổ thông, nếu giám đốc công ty bạn tặng cho bạn loại cổ phần này và bạn nhận thì khi công ty bị thua lỗ hay phải thanh toán các nghĩa vụ bạn sẽ phải chịu trách nhiệm theo tỷ lệ cổ phần mà bạn nắm giữ trong công ty theo quy định tại Điều 115 Luật doanh nghiệp 2014:
“1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
2. Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
3. Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”
Thứ hai, đối với các loại cổ phần ưu đãi, đặc thù của những loại cổ phần này có tác dụng theo như tên gọi của chúng, khi bạn nắm giữ các loại cổ phần này thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.
– Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức được hiểu là khi cổ đông nắm giữ loại cổ phân này, cổ đông đó sẽ được trả một phần lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty cao hơn so với cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Loại cổ phần này sẽ được chia lợi nhuận theo hai mức là cổ tức cố định và cổ tức thưởng (mức cụ thể là bao nhiêu sẽ do Điều lệ công ty quy định) và phần cổ tức cố định được chia sẽ không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty, dù công ty hoạt động tốt phát sinh lãi hay thua lỗ thì cổ đông vẫn sẽ nhận được mức cố định này. Rủi ro duy nhất của loại cổ phần này là khi công ty phá sản hay giải thể mà không còn bất kỳ tài sản nào thì bạn cũng sẽ không nhận được lại tài sản tương đương với giá trị của cổ tức. Ngoài ra, nếu bạn nắm giữ loại cổ phần này khi bán sẽ mất đi quyền biểu quyết trong cuộc họp hội đồng cổ đông và đề cử người vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
– Đối với loại cổ phần ưu đãi hoàn lại thì cổ phần này sẽ được công ty hoàn lại vốn theo yêu cầu của người nắm giữ hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của loại cổ phần này. Khi bạn có cổ phần ưu đãi hoàn lại bạn sẽ có quyền giống như một cổ đông phổ thông (trừ các quyền biểu quyết, họp hội đồng cổ đông…). Thuận lợi cho bạn là bạn có thể rút vốn bất cứ lúc nào nếu đáp ứng đủ điều kiện, nhưng rủi ro phát sinh cũng sẽ giống như cổ đông phổ thông, tức là nếu công ty kinh doanh thua lỗ, bạn sẽ không được chia cổ tức, hoặc khi công ty phá sản, hay giải thể mà không còn tài sản, bạn sẽ không được công ty thanh toán.
– Đối với các loại cổ phần khác (nếu có) theo quy định của Điều lệ thì thực hiện theo điều lệ công ty.
Dù bạn có nhận chuyển nhượng bất cứ loại cổ phần nào thì rủi ro mà bạn gặp phải sẽ chỉ giới hạn trong những gì bạn có tại công ty, vì trách nhiệm của cổ đông trong công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn trong số cổ phần bạn có. Vì vậy, bạn có thể nhận tặng cho cổ phần mà không cần phải băn khoăn quá nhiều về việc công ty đang có nhiều khoản nợ!
6. Cổ đông sáng lập của công ty cổ phần:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi được biết rằng 1 công ty cổ phần sau 3 năm hoạt động kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các cổ đông sáng lập sẽ không được gọi là cổ đông sáng lập nữa mà sẽ gọi là cổ đông góp vốn có đúng không ạ? Và điều này có căn cứ pháp lý ở đâu ạ? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Đối với công ty cổ phần sau 3 năm hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các cổ đông sáng lập vẫn được gọi là cổ đông sáng lập mà không phải là cổ đông góp vốn. Bởi:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Và công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập. Trong công ty cổ phần không có cổ đông góp vốn mà chỉ có cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại.
Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn hỏi thì bạn đã hiểu nhầm về quyền chuyển nhượng của cổ đông sáng lập. Cụ thể theo Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như sau:
– Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
– Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Như vậy, theo quy định trên, việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong thời hạn 03 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Và sau thời hạn 03 năm các cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần. Theo đó, không có quy định nào quy định sau 3 năm thì cổ đông sáng lập sẽ chuyển sang cổ đông góp vốn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: