Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta thường xuyên nghe những cụm từ quen thuộc cổ đông sáng lập, cổ đông ưu đãi và nhiều loại cổ đông khác. Vậy cổ đông chiến lược là gì và hiện nay có quy định như thế nào về cổ đông chiến lược? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Cổ đông chiến lược là gì?
Ta hiểu về cổ đông chiến lược như sau:
Pháp luật đưa ra định nghĩa cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Nói một cách khác, cổ đông chính là người đã thực hiện việc góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty.
Số lượng cổ đông tối thiểu theo quy định là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông chiến lược được hiểu cơ bản chính là các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược trong mô hình doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, trong đó cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần căn cứ theo quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 4
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, để các chủ thể có thể trở thành cổ đông chiến lược cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện cụ thể sau đây:
– Các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
– Các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế.
– Các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung cụ thể sau:
+ Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành một chủ thể là nhà đầu tư chiến lược.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
+ Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về việc không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo
+ Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần của các chủ thể là nhà đầu tư chiến lược đã mua khi vi phạm các cam kết đã ký.
Về cơ bản, ta nhận thấy, cổ đông chiến lược được hiểu là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trên đây, chúng tôi đã giải thích về định nghĩa của cổ đông chiến lược cũng như các điều kiện để là nhà đầu tư chiến lược. Việc trở thành một cổ đông chiến lược có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các chủ thể khi đã trở thành một cổ đông của công ty. Pháp luật nước ta cũng quy định để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tại doanh nghiệp cổ phần hóa, cần tuân thủ theo các trình tự, thủ tục cụ thể.
2. Cổ đông chiến lược trong tiếng Anh là gì?
Cổ đông chiến lược trong tiếng Anh là: Strategic shareholder.
3. Đặc điểm của các cổ đông chiến lược:
Các cổ đông chiến lược có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Cổ đông chiến lược là những nhà đầu tư chiến lược ở trong nước hoặc nước ngoài, có thể là một cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ ít nhất 1 cổ phần của công ty. Những chủ thể này là người có năng lực về tài chính và phải cam kết làm việc lâu dài, gắn bó với doanh nghiệp.
– Các chủ thể là những nhà nhà đầu tư này sẽ có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ công ty ở nhiều khía cạnh khác nhau như quản trị nhân sự, quản lý và chuyển giao công nghệ mới, có thể là quản lý phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp,…
– Mỗi doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có tối đa 3 cổ đông chiến lược và thời gian tối thiểu là 5 năm để cam kết nắm giữ cổ phần đó kể từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
– Đối với trường hợp các cổ đông muốn nhượng lại cổ phần hay bán lại cổ phần này trước thời hạn thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong công ty.
Một số các lưu ý khi cổ đông cổ phần muốn bán lại cổ phần như sau: Trong trường hợp chủ thể là nhà đầu tư mua cổ phần trước khi đấu giá cổ phần thì giá bán cổ phần phải thấp hơn mức giá khởi điểm được phê duyệt trước đó; Trong trường hợp chủ thể là nhà đầu tư mua cổ phần sau khi đấu giá thì giá bán cổ phần phải thấp hơn mức giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai này.
4. Lợi ích và hạn chế của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp:
Các lợi ích của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp:
– Một lợi ích của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp là điều hành quản trị doanh nghiệp một cách tốt hơn nhờ vào năng lực quản trị có sẵn trong mỗi cổ đông từ đó có thể nâng cao được năng lực tài chính của doanh nghiệp.
– Một lợi ích của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp là việc có nhà đầu tư chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp đào tạo nâng cao nguồn nhân lực nội tại, giúp doanh nghiệp có được nguồn nhân sự tài năng và giàu kinh nghiêm.
– Một lợi ích của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp là ứng dụng được các công nghệ hiện đại vào quy trình hoạt động sản xuất doanh nghiệp, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp xây dựng – tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, giúp công ty phát triển hơn.
– Lợi ích của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp đó là cung ứng nguồn nguyên vật liệu hỗ trợ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời có chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cung cấp hàng hóa.
– Một lợi ích nữa của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp đó là sẽ cùng chia sẻ rủi ro, hạn chế được thiệt hại khi gặp phải những tổn thất có trong doanh nghiệp, và cùng hợp tác phát triển.
– Bên cạnh đó thì cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về mặt kỹ thuật, đưa ra những chiến lược kinh doanh mới và tư vấn gợi ý những ý tưởng sản phẩm cho doanh nghiệp khi cần thiết và đảm bảo nguồn cung sản phẩm ra thị trường.
Ta nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay, các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp không chỉ về vốn, sản phẩm, kinh nghiệm quản trị, nâng cao năng lực và điều hành doanh nghiệp phát triển và còn rất nhiều những lợi ích ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Các hạn chế của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp:
Bên cạnh những lợi ích mà các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược mang lại cho doanh nghiệp thì nó cũng tồn tại những hạn chế và rủi ro nhất định:
– Việc doanh nghiệp có cổ đông chiến lược sẽ khiến các chủ thể khác bị chia sẻ quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp, mọi quyết định phải được sự đồng ý của đôi bên, để nhằm mục đích có thể đảm bảo được quyền lợi riêng biệt của mỗi cổ đông chiến lược.
– Một hạn chế của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp đó là trách nhiệm sẽ được phân chia đều nên có thể sẽ không được chú ý đến nhiều như trước.
– Một hạn chế nữa của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp đó là sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian để đưa ra một quyết định vì phải qua sự đồng ý của nhiều bên và mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị chậm lại có thể không đúng như tiến độ như mong muốn.
– Và, bên cạnh đó, hạn chế của cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp đó là việc truyền tin trong nội bộ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đôi khi không có sự đảm bảo, an toàn. Vì vậy doanh nghiệp có cổ đông chiến lược sẽ luôn phải luôn chú ý và đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.
Trên đây là những lợi ích cũng như là những hạn chế khi có các chủ thể là những cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp cũng cần phải biết cách tận dụng những lợi ích để từ đó sẽ có thể phát triển doanh nghiệp của mình và biết cách hạn chế những rủi ro nhất định từ đó có thể biến chúng thành cơ hội trong việc phát triển doanh nghiệp.