Có đòi lại được tiền khi nhờ người quen chạy vào công an. Hành vi chạy việc có bị xử lý hình sự.
Có đòi lại được tiền khi nhờ người quen chạy vào công an. Hành vi chạy việc có bị xử lý hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Do quen biết và làm cùng cơ quan bộ đội, vào khoảng tháng 4 năm 2015 anh cùng phòng làm việc với tôi giới thiệu có người anh em ở Hà nội là người nhà làm ở bộ công an cấp hàm trung tướng lo được chạy chọt vào ngành công an, tổng số tiền phí là 800.000.000 VND, phải gửi tiền trước 2/3 số tiền đó, số còn lại khi nào có giấy báo nhập học thì gửi hết. Trong lúc đó tôi có người em họ có nhu cầu cần thi vào trường công an, nên đã đặt vấn đề nhờ ngày 15/4/2015 dì ruột của tôi đã đưa tiền mặt cho anh cùng cơ quan 200.000.000 VND.( có giấy viết tay ghi nhận nợ) tiếp đó ngày 15/5/2015 dì ruột tôi tiếp tục đưa tiền mặt cho anh cùng cơ quan 400.000.000 VND ( có giấy viết tay ghi nhận nợ). Thời gian này tôi có đưa con trai đi khám ở Hà nội và có vào chơi nhà em dâu của anh cùng cơ quan thấy nhà khang trang, có ô tô đắt tiền và nói với tôi là chị làm phó giám đốc công ty Bắc Thăng Long nên tôi cũng có phần yên tâm và ngày 15/7/2015 dì ruột tôi đã chuyển khoản cho người em dâu của anh cùng cơ quan, nhà ở hà nội là 100.000.000 VND ( do tin tưởng nên không viết giấy ghi nhận nợ). Cùng thời gian này em họ bên nội nhà tôi đang thi đại học và cũng có nguyện vong vào trường trung cấp công an nên tôi cũng đã trực tiếp liên hệ với em dâu anh cùng cơ quan để đặt vấn đề và người em dâu anh cùng cơ quan nói tổng chi phí là 370.000.000. VND và phải gửi trước 2/3 số tiền đó, lúc nào có giấy báo nhập học thì gửi tiếp số tiền còn lại, nên ngày 30/7/2015 tôi đã trực tiếp chuyển vào tài khoản của người em dâu anh cùng cơ quan là 300.000.000. VND ( có biên lai gửi tiền). Đến hẹn tôi không thấy có giấy báo cho em tôi đi học, tôi điện thoại hỏi chị thì chị bảo chờ thời gian nữa, tôi thấy khả năng không được nên đã đến nhà người em dâu anh cùng cơ quan đòi lại tiền nhưng chị vẫn không trả và có giấy khất nợ của hai vợ chồng ký vào và đến hẹn tôi đến nhà vẫn không trả cứ khất lần này đến đợt khác. Lần hẹn gần đây nhất là 10/01/2016. Đặc biệt tôi đến nhà chị, chị nói tôi ở nhà chờ để chị đi lấy tiền về trả nhưng chị đi luôn tắt máy gọi không liên lạc được. Tôi và anh cùng cơ quan đến nhà người em dâu của anh để viết giấy xác nhận tổng số tiền đã chuyển là 1.000.000.000. VND. Nhưng thời gian sau anh cùng cơ quan nói với tôi anh nhận 700.000.000. VND ở dì tôi thì anh chỉ chịu trách nhiệm trả số tiền đó, còn 300.000.000. VND số tiền tôi chuyển anh nói không biết và không chịu trách nhiệm. Số tiền 700.000.000. VND anh cùng cơ quan đã trả được 369.000.000. VND nay vẫn đang còn khất nợ. Trong vấn đề này tôi xin tư vấn của luật sư là nên khởi kiện dân sự hay hình sự? Anh cùng cơ quan có phải chịu toàn bộ trách nhiệm về sự việc này không hay chỉ chịu trách nhiệm một phần? Thủ tục khởi kiện dân sự gồm những thủ tục gì? Gửi cho cơ quan nào? Để truy cứu trách nhiệm hình sự cần tiến hành theo những bước nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sử pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, việc trao tiền qua hình thức ghi “giấy ghi nợ” với mục đích là để “chạy chọt vào ngành công an", tổng số tiền phí là 800.000.000 là giao dịch dân sự thuộc trường hợp không hợp pháp, vi phạm điều cấm của pháp luật.
Căn cứ Điều 290 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội làm môi giới hối lộ như sau:
"1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
Hành vi của người bạn cùng cơ quan bạn là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ. Người này chuyển yêu cầu của hối lộ của người nhận cho người đưa, đồng thời chuyển yêu cầu của người đưa hối lộ cho người nhận, để người này lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm một việc theo yêu cầu của bạn đó là chạy vào ngành công an. Do đó, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a) Khoản 4 Điều 290 Bộ luật hình sự 1999, hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm tù.
Điều 289 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội đưa hối lộ như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
“1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
Bạn có hành vi đưa tiền thông qua trung gian cho người có chức vụ, quyền hạn do đó bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đưa hối lộ theo quy định tại điểm a) Khoản 4 Điều 289 Bộ luật hình sự 1999, hình phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
"4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;"
Anh chưa nói rõ người em dâu là người nhận trực tiếp tiền để chạy việc cho anh hay sẽ thông qua người khác.
+ Nếu người em dâu là người trực tiếp chạy việc cho em của anh, người em dâu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự 1999.
+ Nếu người em dâu không phải trực tiếp là người chạy việc cho em của anh, người này thông qua người khác để chạy việc thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự 1999.
Gì của anh có hành vi đưa tiền cho người em dâu để nhờ chạy việc, gì của anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đưa hối lộ quy định tại Điều 289 Bộ luật hình sự 1999.
Do đó, trong trường hợp này, bạn và người bạn cùng làm đang có hành vi vi phạm quy định. Cả hai hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự 1999. Đây không còn là giao dịch dân sự thông thường giữa các bên.