Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo lao động và trình độ văn hoá. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài đọc dưới đây "Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo?"
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo?
A. giới và theo lao động.
B. lao động và theo tuổi.
C. trình độ văn hoá và theo giới.
D. lao động và trình độ văn hoá.
Đáp án đúng là: D
Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo lao động và trình độ văn hoá.
– Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá giúp phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư; thường thể hiện qua tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,…
– Cơ cấu dân số theo lao động là sự biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội. Có thể phân chia nguồn lao động thành hai nhóm như sau:
(i) Dân số hoạt động kinh tế (người có việc làm ổn định hoặc tạm thời, người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm) và;
(ii) Dân số không hoạt động kinh tế (học sinh, sinh viên, nội trợ,…) hoặc phân chia số lao động hoạt động trong ba khu vực kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ).
2. Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo?
A. tuổi và theo giới
B. lao động và giới
C. lao động và theo tuổi
D. gia tăng cơ học
Đáp án đúng A.
Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo tuổi và theo giới, cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so ới giới nữ hoặc so với tổng dân số, cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
Cơ cấu dân số gồm cơ cấu xã hội và cơ cấu sinh học, trong đó:
1/ Cơ cấu xã hội gồm cơ cấu dân số theo lao động, cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Ngoài ra còn có các loại cơ cấu dân số khác như: cơ cấu dân số theo dân tộc, tôn giác, mức sống…
– Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
– Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư đồng thời cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
2/ Cơ cấu sinh học gồm: cơ cấu dân số theo giới, cơ cấu dân số theo tuổi.
– Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so ới giới nữ hoặc so với tổng dân số. Đơn vị tính bằng %.
– Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, kha năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
Trên thế giới người ta thường chia dân số thành 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động: 15 đến 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)
+ Nhóm tuổi trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.
Người ta phân biệt những nước có dân số trẻ và dân số già dựa vào tỉ lệ % những người theo các nhóm tuổi trên.
3. Một số bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1: Loại cơ cấu dân số chủ yếu liên quan đến yếu tố sinh học và xã hội là
A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ văn hóa.
B. Cơ cấu giới và cơ cấu theo độ tuổi.
C. Cơ cấu theo nghề nghiệp và cơ cấu theo trình độ.
D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Đáp án: D
Giải thích: Tham khảo Mục I trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10.
Câu 2: Cơ cấu dân số theo giới đề cập đến sự so sánh giữa
A. Số lượng nam so với nữ hoặc so với tổng dân số.
B. Số trẻ em nam và nữ trong cùng một nhóm tuổi.
C. Số trẻ em nam so với tổng dân số.
D. Số lượng trẻ em nam và nữ so với tổng dân số trong cùng một thời điểm.
Đáp án: A
Giải thích: Tham khảo Mục I trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10.
Câu 3: Cơ cấu dân số theo giới không có tác động trực tiếp đến
A. Cách phân bố sản xuất.
B. Tổ chức cuộc sống xã hội.
C. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.
D. Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.
Đáp án: C
Giải thích: Tham khảo Mục I trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10.
Câu 4: Loại cơ cấu dân số nào cho biết tình hình về tỷ lệ sinh, tuổi thọ, tiềm năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia?
A. Cơ cấu dân số theo nghề nghiệp.
B. Cơ cấu dân số theo giới.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Đáp án: C
Giải thích: Tham khảo Mục I trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10.
Câu 5: Nhóm tuổi từ 0 – 14 được xem là
A. Trong độ tuổi lao động.
B. Vượt qua độ tuổi lao động.
C. Dưới độ tuổi lao động.
D. Độ tuổi chưa tham gia lao động.
Đáp án: C
Bài tập 6: Dựa vào số liệu sau đây của Việt Nam năm 2009. Hãy tính tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ số giới tính.
+ Dân số: 85.789.573 người
+ Dân số nam: 42.482.549 người; Nữ: 43.307.024 người
+ Số trẻ em sinh ra còn sống: 2.316.318 người; số người chết: 1.286.843
(Số liệu Tổng cục thống kê năm 2010)
Gợi ý trả lời
– Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là ‰
Tỉ suất sinh của Việt Nam năm 2009: 27‰
– Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là ‰
Áp dụng công thức, tỉ suất tử của Việt Nam năm 2009 là 15‰
– Tỉ suất gia tăng tự nhiên: được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Đơn vị tính %
Do vậy, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,2%
– Tỉ số giới tính là tương quan giữa giới nam so với giới nữ
Tỉ số giới tính của Việt Nam năm 2009 là: 98,1 nam/ 100 nữ
Bài tập 7:
Giả sử tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta là 1,32% và không đổi trong suốt giai đoạn 1999 – 2010. Tính kết quả và điền vào bảng sau
Năm | 1999 | 2000 | 2003 | 2006 | 2008 | 2010 |
Dân số (người) | ? | ? | ? | 84.156.000 | ? | ? |
Đến năm bao nhiêu, dân số nước tăng gấp đôi năm 2006?
Gợi ý trả lời
* Áp dụng công thức tính dân số các năm theo tỉ lệ gia tăng tự nhiên:
Db = Da (1 + Tg)b-a
Db là dân số năm cần tính
Da là dân số năm đã biết
Tg là tốc độ gia tăng dân số tự nhiên
Ta có kết quả bảng sau:
Năm | 1999 | 2000 | 2003 | 2006 | 2008 | 2010 |
Dân số | 76.774.822 | 77.788.249 | 80.909.505 | 84.156.000 | 86.392.382 | 88.688.194 |
* Tính thời gian tăng dân số lên gấp đôi:
Áp dụng công thức r = 70/Tg = 70/1,32 = 53 năm.
Vậy vào năm 2006 + 53 = 2059 dân số nước ta sẽ tăng gấp đôi so với năm 2006.
Bài tâp 8. Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. Ý nghĩa của các chỉ số này?
Gợi ý trả lời
– Tỉ số giới tính: tương quan giữa giới nam so với giới nữ, đơn vị tính là %
TNN = Dnam / Dnữ (TNN: tỉ số giới tính)
Tỉ số giới tính cho biết trong tổng số dân trung bình cứ 100 nữ thì có bao nhiêu nam
– Tỉ lệ giới tính: tương quan giữa giới nam (hoặc nữ) so với tổng số dân, đơn vị là %.
TNAM (Nữ)= Dnam (nữ)/ DTB
TNAM (Nữ) : Tỉ lệ giới nam (nữ)
Dnam (nữ): dân số nam (nữ)
DTB : dân số trung bình
Tỉ lệ giới tính cho biết dân số nam hoặc dân số nữ chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng số dân.