Có cần vốn để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không? Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Có cần vốn để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không? Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi muốn hởi chi tiết về Doanh nghiệp dự án. Tôi đã đọc
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về thành lập doanh nghiệp dự án:
"1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án."
Đồng thời theo quy định tại Điều 20 Thông tư
"1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án.
2. Đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT, dự án nhóm C của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án, nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.
3. Điều kiện, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp đồng dự án và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở đề xuất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
4. Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời Điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư quyết định giá trị tài sản thuộc vốn chủ sở hữu của mình để góp vốn Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư phải cam kết tăng vốn Điều lệ trong quá trình thực hiện dự án để bảo đảm góp đủ vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án."
>>> Luật sư tư vấn quy định về vốn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư: 1900.6568
Có thể thấy, khi công ty dự án được thành lập thì vốn được cấp cho doanh nghiệp sẽ được sử dụng theo đúng quy định trong hợp đồng, vốn sẽ được quản lý và hạch toán độc lập. Tức là sẽ không được hạch toán với vốn của chủ đầu tư lập nên doanh nghiệp dự án, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư cũng sẽ được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án, vốn này cũng sẽ được sử dụng để thực hiện dự án theo cam kết của chủ đầu tư.
Bản chất của việc khi chủ đầu tư xin đầu tư vào dự án doanh nghiệp là việc góp chung vốn với dự án đầu tư công hoặc dự án theo một số dạng hợp đồng đầu tư…việc góp chung này tương tự như việc hợp tác đầu tư thông thường nhưng trách nhiệm của bên chủ đầu tư lại nhiều hơn, tuy nhiên chủ đầu tư cũng sẽ được đảm bảo một phần nào về dự án vì phần vốn góp của một bên đã được giải ngân và ngoài ra còn có các điều kiện các ưu đãi đối với từng loại hợp đồng mà chủ đầu tư tham gia góp vốn.