Đăng ký phù hiệu là một trong những yêu cầu bắt buộc mà cơ quan quản lý nhà nước đặt ra trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Câu hỏi đặt ra: Có bắt buộc tham gia hợp tác xã mới được gắn phù hiệu xe hay không?
Mục lục bài viết
1. Có bắt buộc tham gia hợp tác xã mới được gắn phù hiệu xe?
1.1. Hợp tác xã vận tải được hiểu như thế nào?
Có thể nói, trong xã hội hiện nay thì hợp tác xã là một loại hình đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc làm trung gian giữa các doanh nghiệp và Bộ Giao thông vận tải cũng như những người tham gia kinh doanh vận tải. Hợp tác xã giúp nâng cao hiệu suất và giải quyết những khó khăn thắc mắc của người tham gia kinh doanh vận tải một cách nhanh nhất. Khi tham gia vào mô hình hợp tác xã thì các chủ thể sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ thông tin một cách đầy đủ và chặt chẽ. Vì thế đây được coi là một loại hình tổ chức kinh tế tập thể quan trọng, được lập ra bởi các chủ thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh mô hình vận tải bằng cách tự nguyện góp vốn với nhau để hướng đến lợi ích chung của toàn thể mọi người. Hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật với trình tự và thủ tục nhất định, các chủ thể cùng nhau thành lập hợp tác xã với mục đích phát huy sức mạnh tập thể và nâng cao hiệu quả trong công việc một cách tốt nhất. Theo quy định của pháp luật hợp tác xã hiện hành thì hồ sơ để thành lập hợp tác xã nói chung và hợp tác xã kinh doanh vận tải nói riêng sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Điều lệ hoạt động của hợp tác xã khi thành lập hợp tác xã phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
– dự thảo phương án sản xuất cũng như chiến lược kinh doanh của mô hình hợp tác xã;
– Các thông tin về tên và địa chỉ của các thành viên tham gia vào hợp tác xã trong danh sách thành viên và các thông tin về nhân thân trong danh sách hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên của hợp tác xã;
– Nội dung bản nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật hiện nay.
Như vậy có thể thấy, để được hoạt động và kinh doanh vận tải dưới mô hình hợp tác xã thì sẽ cần phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo đúng quy định của pháp luật.
1.2. Có bắt buộc tham gia hợp tác xã mới được gắn phù hiệu xe?
Theo quy định của pháp luật cụ thể là tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thì có thể thấy, xin gắn phù hiệu xe là một trong những thủ tục cần thiết để đảm bảo an toàn cho xe trong quá trình lưu thông. Nhìn chung thì xin phù hiệu xe sẽ phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:
– Có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đúng quy định của pháp luật;
– Cần lắp các thiết bị giám sát hành trình cho phương tiện;
– Cần đăng kiểm theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, vấn đề tham gia vào hợp tác xã không phải là điều kiện bắt buộc mà pháp luật quy định để được gắn phù hiệu xe. Và hiện nay, thì cũng không có văn bản nào quy định rằng xe ô tô kinh doanh vận tải phải bắt buộc gia nhập hợp tác xã vận tải thì mới được phép gắn phù hiệu xe. Vì thế việc gia nhập hay không gia nhập hợp tác xã vận tải là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc, và nó phục thuộc vào nhu cầu chủ quan của các chủ thể.
Vì thế đối với câu hỏi: Có bắt buộc tham gia hợp tác xã mới được gắn phù hiệu xe hay không? thì câu trả lời là không bắt buộc, pháp luật đang bỏ lửng vấn đề này. Mặc dù vậy, các xe kinh doanh vận tải vẫn có thể gia nhập hợp tác xã để có giấy phép kinh doanh vận tải một khách thuận lợi nhất, đây được xem là một trong những ưu điểm khi tham gia loại hình hợp tác xã này. Cụ thể, nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có nêu rõ: Các phương tiện có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu ô tô (một trong những điều kiện đã nêu bên trên). Và việc gia nhập hợp tác xã vận tải sẽ giúp cho các chủ thể đáp ứng nhanh chóng điều kiện này. Tuy nhiên, nếu như không gia nhập hợp tác xã, thì các chủ thể vẫn có thể tự làm hồ sơ để xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo nhu cầu và mong muốn của bản thân.
2. Một số lợi ích của việc tham gia hợp tác xã vận tải:
Nhìn chung thì khi tham gia mô hình hợp tác xã các chủ thể sẽ nhận được các lợi ích sau đây:
Thứ nhất, nhanh chóng trong quá trình làm giấy phép vận tải. Một trong những lợi ích tối ưu của mô hình hợp tác xã vận tải đó là giúp cho các chủ xe nhanh chóng đủ điều kiện kinh doanh để được đăng ký phù hiệu ô tô. Bởi việc chuẩn bị các giấy tờ để đăng ký điều kiện kinh doanh là rất khó khăn và phức tạp, nhưng khi đến với mô hình hợp tác xã vận tải thì có chủ thẻ sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ trong việc làm thủ tục kinh doanh một cách nhanh nhất. Đây được xem là một trong những lợi ích đặc biệt mà các chủ thể cần cân nhắc. Bởi quá trình làm giấy phép vận tải được coi là vấn đề khó khăn cho các chủ thể kinh doanh mô hình vận tải, và để có thể tham gia kinh doanh vận tải thì các chủ thể cần phải có giấy phép vận tải và có phù hiệu gắn vào xe. Hiện nay theo quy định của pháp luật, tất cả các phương tiện tham gia kinh doanh đều phải đáp ứng được yêu cầu đó là có giấy phép vận tải, nếu không thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cụ thể đó là bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đến năm 5 triệu đồng, ngoài ra thì còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là tạm giữ bằng lái đến 02 tháng. Để có thể xin giấy phép các vận tải, thì các chủ thể cần phải trang bị định vị hợp chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Giao thông vận tải, sau đó đưa xe đi kiểm định và mang tất cả các loại giấy tờ có liên quan đến hợp tác xã để được hoàn tất hồ sơ. Sau khi hồ sơ đã đầy đủ thì các chủ thể có thể làm giấy phép vận tải trong khoảng thời gian tối đa là 05 ngày. bố giấy phép vận tải thường sẽ có thời hạn lên đến 07 năm. trong trường hợp mà các chủ thể không biết được nơi bán thiết bị định vị hợp chuẩn của Bộ Giao thông vận tải thì có thể lên hợp tác xã vận tải để được hỗ trợ.
Thứ hai, làm lệnh vận chuyển. Có thể nói nếu thiếu lệnh vận chuyển thì cũng được coi là một trong những hành vi xử phạt vi phạm hành chính với mức khá cao, ngang với việc thiếu giấy phép vận tải nên các chủ thể cần phải trang bị đầy đủ các loại giấy tờ này. Lệnh vận chuyển chỉ áp dụng đối với những chủ thể đã tham gia vào mô hình hợp tác xã vận tải và nhờ hợp tác xã vận tải làm giấy phép vận tải, khi đó thì lạnh vận chuyển sẽ có giá trị tương đương với
Thứ ba, tham gia mô hình hợp tác xã thì các chủ thể còn được làm thẻ tập huấn. Đối với các chủ phương tiện hiện nay, thiếu thẻ tập huấn là lỗi thường xuyên gặp phải, nhưng không phải ai cũng biết được lỗi này và mức phạt cũng khá cao. Tài xế thông thường cần phải trải qua các buổi tập huấn nghiệp vụ và khi hoàn thành quá trình tập huấn thì sẽ được cấp thẻ tập huấn và cần phải xuất trình thẻ tập huấn khi bị kiểm tra. Nếu thiếu thẻ tập huấn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, thông thường mức xử phạt sẽ dao động từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với cá nhân và 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với tổ chức. Do đó theo tập huấn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Tại Việt Nam hiện nay thì chỉ một số hợp tác xã vận tải lớn mới có thẩm quyền cấp thẻ tập huấn, và quá trình cấp thẻ tập huấn tại hợp tác xã sẽ đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều.
Thứ tư, hỗ trợ quản lý thuế sách. Một trong những lợi ích khi các chủ thể tham gia vào mô hình hợp tác xã vận tải đó là hợp tác xã sẽ thay các xã viên quản lý sổ sách liên quan đến thuế và bảo hiểm … khi tham gia vào hợp tác xã thì các chủ thể không cần phải lo lắng về vấn đề sổ sách, hợp tác xã sẽ thay thế các bạn sắp xếp về việc đó, các chủ thể sẽ giảm nhẹ đi gánh nặng rất nhiều. Đặc biệt là các hợp tác xã lớn còn có những chương trình yêu đãi riêng đối với các đối tác của mình như hỗ trợ hoàn thuế, ưu đãi trong quá trình sửa chữa phương tiện hoặc hỗ trợ hóa đơn xăng dầu …
3. Hồ sơ giấy tờ khi gia nhập hợp tác xã vận tải:
Thứ nhất, đối với chủ phương tiện thì cần 4 loại giấy tờ cơ bản bao gồm:
– Hai bản sao có công chứng giấy đăng kí phương tiện, còn thời hạn trong 6 tháng (đứng tên cá nhân) hoặc hai bản sao y công chứng giấy đăng kí phương tiện, sao y công chứng giấy đăng ký kinh doanh, mang theo con dấu doanh nghiệp (nếu đứng tên công ty).
– Hai bản sao có công chứng đăng kiểm (còn thời hạn);
– Một bản photo bảo hiểm dân sự;
– Hợp đồng định vị được lập theo đúng quy định của pháp luật (bao gồm hợp đồng dịch vụ, nghiệm thu thiết bị và chứng nhận hợp quy).
Thứ hai, đối với lái xe thì cần những loại giấy tờ cơ bản bao gồm:
– Một bản photo giấy tờ tùy thân của lái xe, ví dụ như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân;
– Một bản photo giấy phép lái xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Một photo giấy khám sức khỏe (còn hạn trong 6 tháng theo quy định của pháp luật).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.