Nhằm mục đích hạn chế tối đa các tổn thất đối với các trường hợp xảy ra rủi ro khi xây dựng các công trình xây dựng thì chủ đầu tư thường sẽ mua bảo hiểm cho công trình xây dựng. Tuy nhiên, đây là phải là vấn đề bắt buộc hay không?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm công trình xây dựng:
Hiện nay pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về bảo hiểm công trình xây dựng. Trên thực tế thì bảo hiểm công trình xây dựng ngày càng được quan tâm nhiều hơn do mức độ rủi ro trong quá trình thi công của các công nhân. Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm bảo hiểm công trình xây dựng. Có thể hiểu một cách đơn giản: Bảo hiểm công trình xây dựng là khái niệm để chỉ loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng cho loại bảo hiểm này là các công trình xây dựng trên thực tế, tức là bảo hiểm công trình xây dựng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho các công trình xây dựng. Rủi ro được bồi thường khi công trình xây dựng xảy ra vấn đề tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và sẽ được bồi thường cho người thứ ba, tức là những đối tượng không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư. Về vấn đề chi trả bồi thường thì sẽ thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ thực hiện hoạt động bồi thường cho các thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Như vậy thì bảo hiểm công trình xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì trong quá trình thi công bất kỳ công trình nào cũng đều tìm ẩn những rủi ro không đáng có. Bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục pháp lý bắt buộc để được cấp phép và thi công xây dựng công trình trên thực tế. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân thì đều cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng, và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc. Hiện nay có nhiều loại bảo hiểm công trình xây dựng khác nhau. Nhưng phổ biến nhất thì có thể kể đến một số loại bảo hiểm công trình xây dựng sau đây:
– Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng (được xác định là bảo hiểm bắt buộc);
– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng (được xác định là bảo hiểm bắt buộc);
– Bảo hiểm vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động (được xác định là bảo hiểm bắt buộc);
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
– Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
2. Có bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình xây dựng không?
Theo như phân tích ở trên thì bảo hiểm công trình xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên pháp luật hiện nay không quy định bắt buộc tất cả các trường hợp phải mua bảo hiểm công trình xây dựng. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 20/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Các công trình và các hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật, cụ thể là quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
– Các công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường, và các công trình này thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật, cụ thể là quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III
– Các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật đặc thù, công trình có yêu cầu về điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì có thể hiểu rằng việc mua bảo hiểm công trình xây dựng không bắt buộc đối với tất cả các trường hợp và tất cả các hạng mục công trình, mà chỉ một số hạng mục công trình và một số trường hợp nêu trên thì mới thuộc trường hợp bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình xây dựng.
3. Quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng:
Căn cứ theo quy định Điều 11 của Thông tư số 50/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính, thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình trong thời gian xây dựng, các đối tượng được xác định là chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải có trách nhiệm trong việc mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu;
– Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, các đối tượng được xác định là chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải có trách nhiệm trong việc mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 7 của Thông tư số 50/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp. Đồng thời, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
4. Quy định về thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng:
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thứ nhất, đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm:
– Thời hạn bảo hiểm theo quy định hiện nay được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung);
– Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, và thời hạn bảo hiểm đối với những hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
Thứ hai, đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ 50% trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm:
– Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá 28 ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử;
– Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 50/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
– Nghị định số 20/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.