Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Quy định về bảo hiểm công trình xây dựng? Có bắt buộc không?

Tư vấn pháp luật

Quy định về bảo hiểm công trình xây dựng? Có bắt buộc không?

  • 19/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    19/01/2023
    Tư vấn pháp luật
    0

    Ngoài việc cần giấy phép xây dựng thì khi tiến hành công trình xây dựng cần có bảo hiểm công trình xây dựng chính là thủ tục quan trọng và bắt buộc nếu như muốn thi công. Chính vì vậy, sau đây bài viết này sẽ chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin chi tiết về loại bảo hiểm dành cho công trình xây dựng.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Khái quát chung về bảo hiểm công trình xây dựng:
    • 2 2. Bên mua bảo hiểm bắt buộc:
    • 3 3. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong công trình xây dựng:
    • 4 4. Điều kiện và thời gian được bảo hiểm bắt buộc công trình xây dựng:
    • 5 6. Hồ sơ, trình tự thủ tục để được bồi thường bảo hiểm:

    1. Khái quát chung về bảo hiểm công trình xây dựng:

    – Trong quá trình thực hiện công trình xây dựng, sẽ có thể xảy ra những rủi ro không mong muốn nên việc mua bảo hiểm trong trường hợp này sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm (là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm) bồi thường các thiệt hại về vật chất với mức tối đa và là giá trị của toàn bộ công trình.

    – Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại bảo hiểm rủi ro đối với các công trình xây dựng nhằm đảm bảo được bồi thường khi công trình có xảy ra tổn thất vật chất hay bồi thường cho bên thứ 3 khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo hợp đồng đã ký với bên bán bảo hiểm công trình xây dựng.

    – Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Do đó, công trình xây dựng ảnh hưởng đến công cộng nên cho dù là công trình cá nhân hay công cộng thì cũng phải có giấy tờ bảo hiểm.

    2. Bên mua bảo hiểm bắt buộc:

    – Thứ nhất, Chủ đầu tư hoặc nhà thầu đối với trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá trị hợp đồng xây dựng.

    – Thứ hai,  Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.

    – Thứ ba, Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường; bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.

    3. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong công trình xây dựng:

    – Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng

    + Công trình dân dụng thuộc cấp công trình III trở lên: Nhà ở (Nhà chung cư, nhà ở tập thể, ký túc xá, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên); Công trình công cộng, Công trình giáo dục, Công trình y tế, Công trình thể thao (Công trình thể thao ngoài trời (không bao gồm sân thể thao), công trình thể thao trong nhà), Công trình văn hóa (Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; Bảo tàng, thư viện, triển lãm; Công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hóa tập trung đông người khác), Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp (Công trình đa năng, khách sạn; trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp, Trung tâm thương mại, siêu thị, Nhà phục vụ thông tin liên lạc: bưu điện, bưu cục- cấp II trở lên, Cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tương tự khác-cấp II trở lên), Cáp treo vận chuyển người- mọi cấp công trình, Nhà ga (Nhà ga hàng không-Mọi cấp, Nhà ga đường thủy, nhà ga đường sắt, bến xe ô tô- cấp III trở ).

    + Công trình công nghiệp thuộc cấp công trình cấp III trở lên: Công trình sản xuất vật liệu xây dựng; Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo; Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; Công trình dầu khí; Công trình năng lượng; Công trình hóa chất; công trình công nghiệp nhẹ.

    + Công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc công trình cấp II trở lên : Cấp nước; Thoát nước; Xử lý chất thải rắn; Bãi đỗ xe ô tô, xe máy; Công cáp; hào và tuy nen kỹ thuật. Đối với công trình Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, cột BTS thì thuộc cấp công trình là III.

    + Công trình giao thông: Đường bộ (Đường ô tô cao tốc _ cấp công trình là mọi cấp; Đường ô tô, đường trong đô thị-Cấp công trình là II, Bến phà- cấp công trình là II); Đường sắt _ cấp công trình là mọi cấp; Cầu (Cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao- cấp công trình là cấp 3 trở lên); Hầm (Hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ- cấp công trình là cấp III trở lên; Hầm tàu điện ngầm (Metro)- cấp công trình là mọi cấp); Công trình đường thủy nội địa – cấp công trình là cấp III trở lên; Công trình hàng hải – cấp công trình là cấp II trở lên; Công trình hàng không- cấp công trình là mọi cấp.

    + Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Công trình thủy lợi (Công trình cấp nước _ cấp công trình là cấp II trở lên, Hồ chứa nước- cấp công trình là cấp III trở; Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác -cấp công trình là mọi); Công trình đê điều _ Cấp công trình là mọi cấp.

    – Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường.

    – Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp.

    * Lưu ý: Đối với các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước không phải mua bảo hiểm công trình xây dựng.

    4. Điều kiện và thời gian được bảo hiểm bắt buộc công trình xây dựng:

    – Thời gian được bảo hiểm công trình xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, được ghi trong hợp đồng bảo hiểm và văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng (tính cả thời gian sửa đổi, bổ sung). Tùy vào từng trường hợp mà thời gian bảo hiểm được xác định như sau:

    + Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng: Thời gian tính từ  ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

    + Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng: Thời gian tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả bổ sung _nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên (lưu ý: thời gian không quá hai mươi tám ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử).

    – Điều kiện được bảo hiểm công trình xây dựng chi trả:

    +  Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử.

    + Các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro (Trừ các tổn thất do hành vi cố ý, do không mang tính ngẫu nhiên, không lượng hóa được bằng tiền, mang tính thảm họa, trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm).

    5. Xác định mức phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm:

    – Mức phí bảo hiểm:

    + Có thể tăng giảm tùy thuộc vào đối tượng được bảo hiểm, nhưng không tính trên phí bảo hiểm đối với công trình có giá trị  1.000 tỷ đồng.

    + Nguyên tắc xác định phí bảo hiểm dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và phải tương ứng với điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu.

    + Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng (số tiền bảo hiểm tối thiểu với tài sản và chi phí liên là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất):

     

     

    Giá trị công trình xây dựng

    Đến 10 tỷ đồng Trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng Trên 20 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng Trên 40 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng Trên 60 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng
    Dưới 40 tỷ đồng 1,20% 1,52% – – –
    Trên 40 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng 0,85% 1,12% 1,19% – –
    Trên 60 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng 0,80% 1,05% 1,16% 1,27% –
    Trên 80 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 0,75% 0,95% 1,07% 1,18% 1,34%
    Trên 100 tỷ đồng đến 120 tỷ đồng 0,70% 0,88% 0,99% 1,11% 1,25%
    Trên 120 tỷ đồng đến 160 tỷ đồng 0,65% 0,85% 0,94% 1,10% 1,22%
    Trên 160 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng 0,60% 0,76% 0,85% 0,95% 1,07%
    Trên 200 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng 0,51% 0,66% 0,76% 0,85% 0,95%
    Trên 400 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng 0,44% 0,60% 0,66% 0,76% 0,85%
    Trên 600 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng 0,41% 0,57% 0,60% 0,69% 0,82%

    + Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng (số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan là 100 (một trăm) tỷ đồng): Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm.

    – Thanh toán phí bảo hiểm: giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) tăng hoặc giảm so  với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt: thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt.

    6. Hồ sơ, trình tự thủ tục để được bồi thường bảo hiểm:

    – Hồ sơ đề nghị bồi thường bảo hiểm:

    + Văn bản yêu cầu bồi thường;

    +Hợp đồng bảo hiểm;

    + Giấy chứng nhận bảo hiểm;

    + Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng);

    + Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.

    + Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

    – Trình tự thủ tục để được bồi thường bảo hiểm:

    + Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng liên lạc trực tiếp, sau đó phải có văn bản thông báo (muộn nhất là 14 ngày);

    + Có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ (nên đề nghị giám định tổn thất trước khi sửa chữa);

    + Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất (nếu có tình trạng trộm cắp);

    + Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường;

    + Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết.

    * Lưu ý: Thời gian nhận được bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng tùy vào sự thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    –  Nghị định số 20/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

    – Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    – Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bảo hiểm công trình xây dựng


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Biểu phí, định mức chi phí bảo hiểm công trình xây dựng

    Biểu phí, định mức chi phí bảo hiểm công trình xây dựng mới nhất năm 2021. Công trình quốc phòng có phải mua bảo hiểm công trình xây dựng? Quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động xây dựng và định mức quy định.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ