Tài sản trong thời kỳ hôn nhân là những loại tài sản được tạo lập trong quá trình đã kết hôn và có sự đóng góp của cả hai bên vợ chồng. Vậy câu hỏi đặt ra, liệu rằng có bắt buộc phải ghi tên cả hai vợ chồng trên sổ đỏ hay không?
Mục lục bài viết
1. Có bắt buộc phải ghi tên cả 2 vợ chồng trên sổ đỏ không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hình thức của sổ đỏ. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động tạo lập và chiếm hữu, bình đẳng trong việc sử dụng và định đoạt tài sản chung, pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử giữa vợ với chồng trong gia đình với nhau, vì vậy không được phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Vì vậy trong thời kỳ hôn nhân, bất động sản được hình thành thì đó sẽ được coi là tài sản chung, trong trường hợp đó hai vợ chồng sẽ có quyền đứng tên trên sổ đỏ. Kể cả trong trường hợp, bất động sản không hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng được sự đồng ý của bên còn lại, thì cả hai vợ chồng vẫn sẽ được cùng nhau đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra: Có bắt buộc phải ghi tên hai vợ chồng trên sổ đỏ hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về đất đai và hôn nhân gia đình.
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số
Theo đó, có thể nói, trong trường hợp xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng và bất động sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải ghi nhận là “hộ gia đình gồm ông” hoặc “hộ gia đình, gồm bà”, sau đó sẽ tiến hành hoạt động ghi đầy đủ họ tên và năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về vấn đề đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đối với tài sản chung. Theo đó thì pháp luật có quy định, trong trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc phải tiến hành hoạt động đăng ký quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu và giấy chứng nhận quyền sử dụng và được ghi tên của cả hai vợ chồng, trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác. Đồng thời trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc một bên chồng, thì khi tiến hành các giao dịch có liên quan đến tài sản này trên thực tế sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, nếu như có tranh chấp về tài sản thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, pháp luật không bắt buộc phải ghi tên cả hai vợ chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ưu tiên hàng đầu sẽ dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Nếu như cả hai vợ chồng thỏa thuận với nhau thì có thể chỉ lựa chọn ghi tên một người trên giấy chứng nhận quyền sử dụng, không bắt buộc lúc nào cũng phải ghi tên cả hai vợ chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Giá trị pháp lý của sổ đỏ ghi tên cả hai vợ chồng:
Theo như phân tích ở trên thì hai vợ chồng hoàn toàn có thể cùng đứng tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên vấn đề này không phải là bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau để chỉ ra một người đứng tên trên sổ đỏ. Và việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên một người hoặc ghi tên cả hai vợ chồng thì sẽ có giá trị pháp lý tương đương nhau nếu như bất động sản đó được xác định là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân. cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và môi trường đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho hoạt động cấp mới và cấp đổi sổ đỏ được xác định là tài sản chung của vợ chồng sẽ phải ghi cả họ tên của bạn và họ tên của chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này. Quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xuất phát từ mục đích ban đầu và cốt yếu đó là nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho người phụ nữ, những đối tượng được coi là phải yếu trong gia đình, tránh các khiếu kiện về giải quyết tranh chấp đất đai và từng bước giúp cho những người phụ nữ chủ động hơn nữa trong việc tham gia các hoạt động về kinh tế, thông qua đó là hướng đến mục tiêu xóa bỏ hiện tượng bạo lực gia đình, bạo lực về kinh tế và bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, xóa đói giảm nghèo do những người phụ nữ từ trước đến nay không có địa vị trong gia đình của họ. Bởi vì trên thực tế, nhiều người đi mua bất động sản chỉ có vợ hoặc chồng giao dịch và ký hợp đồng, Cho nên sau đó đứng tên một mình trên sổ đỏ và không thông qua bên còn lại. Tuy nhiên có thể nói, căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014, thì việc đứng tên một mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là căn cứ để xác định đó là quyền sở hữu riêng của vợ hoặc quyền sở hữu riêng của chồng. Vì thế hiện nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn đẩy mạnh tuyên truyền về quyền lợi của người phụ nữ đối với tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân, trong đó đặc biệt lưu tâm đến quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Vấn đề ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân đã được quy định cụ thể tại Điều 98 của Đất đất đai năm 2013, và Điều 34 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 theo như phân tích ở trên. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rõ ràng, Đối với những bất động sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, trừ những bất động sản được tặng cho hoặc thừa kế riêng, thì việc chỉ ghi tên vợ hoặc chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu và quyền sử dụng của bên còn lại. Thông qua đó thì mọi hành vi định đoạt tài sản chung là bất động sản sẽ phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng.
3. Giao dịch dân sự đối với sổ đỏ ghi tên cả hai vợ chồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có ghi nhận về việc, quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng sẽ do hai bên vợ chồng thỏa thuận trên thực tế. Hay nói cách khác, cho dù người vợ hoặc người chồng đứng tên trên sổ đỏ nhưng nếu đó được xác định là tài sản chung thì một bên còn lại vẫn sẽ phải tiến hành hoạt động thỏa thuận với bên vợ hoặc bên chồng trong việc cho thuê hoặc chuyển nhượng, hưởng lợi ích vật chất từ thửa đất và các tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp một bên thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản mà không có sự đồng ý của bên còn lại, thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và ảnh hưởng đến ý chí định đoạt của bên còn lại, do đó bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật, khi tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên cần phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận căn cứ theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật dân sự năm 2015. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có ghi nhận về đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên một bên vợ hoặc ghi tên một bên chồng, như sau:
– Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập và thực hiện, chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận là quyền sử dụng đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tự mình xác lập hoặc thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự với bên thứ ba trái quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì giao dịch đó sẽ bị coi là vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngày tình được bảo vệ quyền lợi.
Theo đó thì có thể nói, trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tự mình xác lập hoặc thực hiện hoặc chấm dứt giao dịch dân sự với người thứ ba trái với ý muốn của một bên còn lại hoặc không thông báo với một bên còn lại thì giao dịch dân sự đó sẽ được coi là vô hiệu. Tòa án sẽ có thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, các bên cần phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận trên thực tế. Vì thế một giao dịch dân sự không được sự đồng ý của bên còn lại thì bên còn lại vẫn sẽ được đảm bảo quyền lợi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai.