Một trong các giao dịch được thực hiện rất nhiều trên thực tế đó là giao dịch thế chấp với bên thứ ba. Vấn đề đặt ra là có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015, thế chấp được hiểu là một bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình và sẽ không giao tài sản cho bên kia.
Do vậy, thế chấp quyền sử dụng đất được hiểu là một bên có quyền sử dụng đất được ghi nhận trên Giấy chứng nhận mang ra để đảm bảo cho nghĩa vụ của mình và sẽ không giao quyền sử dụng đất đó cho người khác.
2. Có bắt buộc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất không?
Theo quy định, các trường hợp khi thế chấp bắt buộc phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
– Thế chấp quyền sử dụng đất.
– Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận.
– Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Như vậy, theo quy định trên, khi thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký bảo đảm.
Nếu như cá nhân, hộ gia đình thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất cho bên thứ ba nhưng mới chỉ dừng ở việc ký hợp đồng, không thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm thì không được ghi nhận. Thực tế, rất nhiều trường hợp đã xảy ra tranh chấp rất nhiều vì lý do không tuân thủ quy định về đăng ký thế chấp rất đến giao dịch thế chấp giữa các bên là vô hiệu, không có gí trị.
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất:
3.1. Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm:
– Phiếu yêu cầu (theo mẫu mẫu số 01a).
– Hợp đồng bảo đảm.
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.2. Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất:
Căn cứ Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, quy trình thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người có nhu cầu sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên thì nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai nơi đang có đất.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ đăng ký và Giấy chứng nhận.
Thực hiện chứng nhận nội dung đăng ký và thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu yêu cầu đăng ký sau khi vào Sổ đăng ký và Giấy chứng nhận.
4. Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |