Nhãn phụ là khái niệm để chỉ loại nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhận gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, sau đó tiếp tục bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn hàng hóa gốc còn thiếu. Vậy có bắt buộc phải dán nhãn phụ lên hàng hóa nhập khẩu hay không?
Mục lục bài viết
1. Có bắt buộc dán nhãn phụ lên hàng hóa nhập khẩu không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của
– Những nội dung bắt buộc phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường của Việt Nam phải được ghi bằng tiếng Việt, ngoại trừ các loại hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 7 của
– Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện những nội dung cơ bản, nhãn hàng hóa bắt buộc phải được ghi bằng tiếng Việt, thì nội dung thể hiện trên nhãn hàng hóa đó có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng với nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác cũng không được phép lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi nhận bằng tiếng Việt;
– Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam, tuy nhiên trên nhãn hàng hóa đó chưa thể hiện đầy đủ nội dung/thể hiện chưa đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, thì bắt buộc phải có nhắc vụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên gốc của hàng hóa đó. Nội dung ghi nhận bằng tiếng Việt bắt buộc phải tương ứng với nội dung ghi nhận trên nhãn gốc của hàng hóa;
– Các nội dung sau đây ghi nhận trên nhãn hàng hóa có thể được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái Latinh, cụ thể như sau:
+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của các loại thuốc sử dụng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt để thể hiện;
+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm theo công thức khoa học, công thức cấu tạo của các loại hóa chất, dược liệu, tá dược, dược chất, thành phần của thuốc;
+ Tên quốc tế hoặc tên khoa học của các thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không thể dịch ra bằng tiếng việt hoặc dịch được ra tiếng Việt tuy nhiên không có nghĩa;
+ Tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất hàng hóa.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, nếu nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, tuy nhiên trên hàng hóa đó chưa thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục dán tem nhập khẩu (hay còn được gọi là nhãn phụ).
Hay nói cách khác, đối với những loại hàng hóa nhập khẩu tuy nhiên trên nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu đó chưa phản ánh đầy đủ những nội dung bắt buộc phải được thể hiện bằng tiếng Việt để lưu thông trên thị trường Việt Nam thì bắt buộc phải dán nhãn phụ trên hàng hóa nhập khẩu đó.
2. Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không dán nhãn phụ bị phạt như nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng, ngoại trừ trường hợp các loại hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam đã có nhãn hàng hóa gốc tuy nhiên không đọc được nội dung trên nhãn hàng hóa đó theo quy định của pháp luật, mà các tổ chức/cá nhân nhập khẩu hàng hóa không thể khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam đã có nhãn hàng hóa gốc tuy nhiên chưa có dán nhãn phụ khi thực hiện thủ tục thông quan tại cơ quan hải quan. Cụ thể:
+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, lưu giữ hàng hóa có nhãn hàng hóa, trong đó bao gồm cả nhãn vụ, hoặc giấy tờ tài liệu kèm theo không ghi đầy đủ các nội dung hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất của từng loại hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
+ Nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa, lưu giữ hàng hóa nhập khẩu có nhãn hàng hóa gốc bằng tiếng nước ngoài tuy nhiên không thực hiện thủ tục dán nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
– Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên được quy định cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, tùy vào giá trị của hàng hóa vi phạm, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài tuy nhiên không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt khác nhau, có thể dao động từ 500.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
3. Những hàng hóa nào không phải dán nhãn phụ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có quy định cụ thể về vấn đề ghi nhãn phụ như sau:
– Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
– Nhãn phụ được sử dụng đối với các loại hàng hóa không xuất khẩu được, các loại hàng hóa bị trả lại hoặc đưa ra lưu thông trên thị trường;
– Nhãn vụ bắt buộc phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhãn hàng hóa, trong quá trình dán nhãn phụ của hàng hóa thì cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định, không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc;
– Những hàng hóa sau đây sẽ không cần phải ghi nhãn phụ: Linh kiện nhập khẩu nhằm mục đích thay thế cho các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của các tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó và không đem ra để lưu thông/bán trên thị trường, hoặc các nguyên liệu/phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm/linh kiện nhập khẩu để sản xuất và không bán ra thị trường.
Như vậy, những loại hàng hóa sau đây sẽ không cần phải ghi nhãn phụ:
– Các loại linh kiện nhập khẩu nhằm mục đích thay thế cho các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không đem các loại hàng hóa đó ra để mua bán trên thị trường;
– Các nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ để chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, không bán các loại hàng hóa đó ra thị trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
–
– Thông tư 06/2020/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ.
THAM KHẢO THÊM: