Chuyển vụ án hình sự là gì? Các trường hợp chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền? Một số quy định liên quan đến chuyển vụ án Hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015?
Pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam quy định khá chặt chẽ về phạm vi điều tra vụ án hình sự của các cơ quan nhằm tránh việc chồng chéo trong thẩm quyền làm gián đoạn điều tra và công tác tìm ra tội phạm. Tuy nhiên sự đa dạng về tình tiết của các vụ án xảy ra trên thực tế khiến cho công tác phân cấp thẩm quyền điều tra giải quyết trong một số trường hợp không được chính xác. Để khắc phục điều này, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những quy định khá cụ thể liên quan đến vấn đề chuyển vụ án hình sự. Vậy chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền là gì? Khi nào tiến hành thủ tục chuyển vụ án? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Dương Gia:
1. Chuyển vụ án hình sự là gì?
Trước hết để hiểu chuyển vụ án hình sự là gì chúng ta cần tìm hiểu về thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Thẩm quyền điều tra một vụ án hình sự được quy định cụ thể tại Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, việc xác định cơ quan có thẩm quyền điều tra dựa vào ba yếu tố:
– Theo hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra – loại Cơ quan điều tra
– Theo phân cấp Cơ quan điều tra;
– Theo lãnh thổ – nơi xảy ra tội phạm
Một vụ án hình sự được coi là giải quyết theo đúng cấp thẩm quyền khi đảm bảo được thẩm quyền giải quyết theo cả ba yếu tố trên.
Tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp cơ quan chức năng có thể đã tiến hành một số hoạt động tố tụng như khám xét…nhưng sau đó mới phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình. Vì vậy phát sinh yêu cầu chuyển vụ án hình sự để điều tra theo đúng thẩm quyền.
Từ những căn cứ trên chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn chuyển vụ án hình sự để điều tra là một thủ tục phát sinh trong quá trình phát hiện và xử lý một vụ án hình sự khi các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
2. Các trường hợp chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền
Nội dung về chuyển vụ án để điều tra được quy định cụ thể tại Điều 169
– Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án
– Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra
– Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra
– Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện
3. Một số quy định liên quan đến chuyển vụ án Hình sự theo
3.1. Thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án Hình sự
Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án Hình sự với bất cứ vụ án hình sự nào, ở phạm vi nào. Tuy nhiên việc chuyển vụ án ở phạm vi khác nhau thì thẩm quyền chuyển vụ án thuộc Viện kiêm sát ở các cấp khác nhau.
Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định, cụ thể:
Căn cứ theo điểm i, khoản 2 điều 41 BLTTHS 2015:
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
“i) Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra; quyết định chuyển vụ án”
3.2. Phạm vi chuyển vụ án để điều tra
Vụ án Hình sự có thể chuyển trong phạm vi tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương (trong phạm vi quân khu đối với vụ án do hệ thống cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quân đội tiến hành) hoặc vụ án được chuyển trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi quân khu.
3.3. Trình tự, thủ tục chuyển vụ án hình sự để điều tra theo thẩm quyền theo
Việc phân cấp thẩm quyền không chính xác trong điều tra vụ án Hình sự có thể làm chậm công tác điều tra và phá án. Vì vậy, việc chuyển vụ án hình sự cần được tiến hành kịp thời nhằm đảm bảo tính liên tục và hiệu quả cùa cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Về thời gian chuyển vụ án hình sự để điều tra theo đùng thẩm quyền:
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải ra quyết định chuyển vụ án
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án, Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và Viện kiểm sát có thẩm quyền.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vụ án, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải
Từ những quy định trên có thể thấy, hoạt động chuyển vụ án để điều tra được diễn ra nhanh chóng nhằm đảm bảo tiến độ của công tác điều tra, truy tìm chứng cứ để phá vụ án hình sự.
3.4. Hậu quả pháp lý của việc chuyển vụ án hình sự
– Việc chuyển vụ án hình sự sẽ khiến cho công tác điều tra tạm thời gián đoạn để chuyển giao đến cơ quan có thẩm quyền của vụ án tiếp tục điều tra.
– Việc chuyển vụ án hình sự cũng đặt ra vấn đề về thời hạn điều tra vụ án hình sự.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn điều tra sẽ được tính tiếp từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ vụ án cho đến hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của BLTHS 2015. Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định.
Việc quy định cụ thể về thời hạn điều tra trong trường hợp chuyển vụ án hình sự nhằm đảm bảo vụ án được điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian hợp lí, tránh kéo dài dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
– Vấn đề về tạm giam bị can
Khoản 2 Điều 19 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA
Trường hợp chuyển vụ án để điều tra, truy tố theo thẩm quyền thì việc tạm giam bị can được thực hiện như sau:
“a) Nếu còn thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam hoặc quyết định gia hạn tạm giam trước đó của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nơi chuyển vụ án và xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị can thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nơi nhận thụ lý vụ án tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam hoặc quyết định gia hạn tạm giam trước đó mà không phải ra lệnh tạm giam mới; nếu thời hạn tạm giam còn lại không đủ để kết thúc điều tra và xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị can thì trước khi hết thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam ít nhất 05 ngày, Cơ quan điều tra nơi nhận thụ lý vụ án có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp gia hạn tạm giam theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Nếu còn thời hạn tạm giam để truy tố theo lệnh tạm giam hoặc quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát nơi chuyển vụ án và xét thấy cần tiếp tục tạm giam thì Viện kiểm sát nơi nhận thụ lý vụ án tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam hoặc quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát nơi chuyển vụ án mà không phải ra lệnh tạm giam mới; nếu thời hạn tạm giam còn lại không đủ để hoàn thành việc truy tố và xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị can, thì Viện kiểm sát nơi nhận thụ lý vụ án phải ra lệnh tạm giam đối với bị can.”
3.5. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử
Ngoài những quy định về chuyển vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra thì cũng có một số trường hợp chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử. cụ thể, điều 274 BLTTHS 2015 quy định về trường hợp chuyển cụ án trong gia đoạn xét xử như sau:
“Điều 274. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử
1. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.
Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.
2. Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật này.”
Một câu hỏi đặt ra là liệu việc chuyển vụ án hình sự để điều tra có ảnh hưởng gì đến quá trình giải quyết vụ án hay không? Chuyển vụ án hình sự là điều mà không cơ quan chức năng nào mong muốn trong công tác hoạt động của mình bởi dù thủ tục chuyển vụ án có diễn ra nhanh chóng, thuận lợi thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiến độ điều tra vụ án và thời gian tìm ra hung thủ. Trong tố tụng hình sự, thời gian trong tìm kiếm chứng cứ, khoanh vùng nghi phạm, tiếp xúc hiện trường trong giai đoạn đầu của vụ án là vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng nhất định tới kết quả điều ra vụ án.