Chuyển tiền lậu là gì? Xử phạt hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới? Xử lý hình sự đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?
Việt Nam với đường biên giới tiếp giáp với nhiều quốc gia đặc biệt là đường biên giới tiếp giáp với các quốc gia như Trung Quốc, Lào, Campuchia với biên giới hầu như địa hình đồi núi chủ yếu, lực lượng biên phòng mỏng. Do vậy, lợi dụng địa thế đồi núi hiểm trở dã tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi chuyển tiền tệ qua biên giới ngày càng phổ biến trái phép qua biên giới Việt Nam. Thực tế, nhiều bạn đọc chưa hiểu rõ về vấn đề chuyển tiền lậu là gì? Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Nghị định 128/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
Mục lục bài viết
1. Chuyển tiền lậu là gì?
1.1. Chuyển tiền lậu:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về khái niệm chuyển tiền lậu là gì, tuy nhiên chúng ta có thể căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) Điều 189, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, chúng ta có thể hiểu chuyển tiền lậu chính là hành vi mang, đưa tiền tệ, hàng hóa qua biên giới Việt Nam trái phép.
Vận chuyển trái phép qua biên giới Việt Nam được hiểu là hành vi vận chuyển tiền tệ, hàng hóa qua biên giới Việt Nam mà không có giấy phép, không đúng nội dung giấy phép đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
Đối tượng tiền tệ, hàng hóa bao gồm hàng cấm lưu thông, hàng hóa được phép lưu thông, tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, đá quý, kim khí quý,…
Người phạm tội có thể công khai hoặc bí mật trực tiếp vận chuyển hoặc có thể thuê, nhờ người khác vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không hoặc qua bưu điện, ngân hàng,…
1.2. Tình hình chuyển tiền lậu tại Việt Nam:
Tình hình chuyển tiền lậu tại Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh biên giới Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam như: An Giang, Tây Ninh,… là vấn đề nhức nhối nhiều năm, gây cản trở khó khăn cho nhiều lực lượng chức năng đã phối hợp, bắt giữ nhiều vụ việc chuyển tiền lậu với thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô lớn, có tổ chức,…
Gần đây, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TP. Hà Nội đã triệt phá thành công vụ vận chuyển trái phép qua biên giới gần 30.000 tỷ đồng Theo thông tin ban đầu, các đối tượng đã thành lập nhiều Công ty để làm thủ tục hồ sơ tạm nhập tái xuất lợi dụng vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới. Căn cứ theo cáo trạng thể hiện từ năm 2016-2020, sau khi hợp thức được các hồ sơ tạm nhập tái xuất, Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985) cùng đồng phạm nhiều lần vận chuyển trái phép tổng số tiền 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài. Qua đó, Nguyệt thu lời bất chính gần 30,5 tỷ đồng.
Đặc biệt tại Lạng Sơn, tỉnh tiếp giáp biên giới với Trung Quốc, theo thống kê cho thấy thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xuất hiện tình trạng có những vụ việc vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới. Theo điều tra, các đối tượng này đã lợi dụng thông qua các
2. Xử phạt hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới:
Đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới bị xử phạt hành chính như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 128/2020/NĐ-CP Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
– Không chấp hành lệnh dừng, không chấp hành lệnh khám xét phương tiện vận tải theo quy định;
– Không cung cấp sơ đồ chỉ dẫn, sơ đồ hầm hàng, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
– Mua, chứa chấp, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
– Đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới quốc gia trên đất liền không đúng cửa khẩu quy định, không đúng tuyến đường, không làm thủ tục hải quan theo quy định.
– Vận chuyển trái phép đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, hàng hóa, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30 000.000 đồng;
Thứ ba, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm dưới đây mà tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Mua, chứa chấp, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
– Vận chuyển trái phép đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, hàng hóa, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30 000.000 đồng;
Thứ tư, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm dưới đây mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
– Mua, chứa chấp, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
– Vận chuyển trái phép đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, hàng hóa, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30 000.000 đồng;
Thứ năm, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
– Hành vi vi phạm dưới đây mà tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng:
– Mua, chứa chấp, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
– Vận chuyển trái phép đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, hàng hóa, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30 000.000 đồng;
– Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn;
– Tiêu hủy, tẩu tán hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
– Chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa, xếp dỡ, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
– Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Thứ sáu, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm dưới đây mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Mua, chứa chấp, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
– Vận chuyển trái phép đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, hàng hóa, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 30 000.000 đồng;
Ngoài ra, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
3. Xử lý hình sự đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới:
Căn cứ theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) Người có hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới có thể xử lý hình sự như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với trường hợp người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật tiền Việt Nam, ngoại tệ, hàng hóa, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188 Tội buôn lậu, 190 Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, 191 Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, 192 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, 193 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, 194 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, 195 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi , 196 Tội đầu cơ và Điều 200 Tội trốn thuế của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Có tổ chức;
+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
+ Lợi dụng quyền hạn, chức vụ;
+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
Thứ ba, phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với trường hợp phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Thứ tư, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ năm, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
– Thực hiện hành vi nêu tại mục thứ nhất nêu trên với tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, hàng hóa trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 189 này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng:
+ Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Có tổ chức;
+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
– Phạm tội thuộc trường hợp phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Phạm tội thuộc trường hợp Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
– Ngoài ra, các pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.