Hiện nay, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở (đất thổ cư) của người dân ngày càng lớn. Liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất, có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc người dân chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở được không? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất:
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hoạt động pháp lý, diễn ra thường xuyên. liên tục trong thực tiễn đời sống xã hội. Đất đai là tài sản của toàn dân, năm dưới sự quản lý của Nhà nước. Khi người dân đủ điều kiện, Nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có thể nói, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ xác minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân, nó bảo vệ quyền sử dụng của người dân trước cơ quan Nhà nước, trước những chủ thể công dân khác.
Người dân sẽ căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác minh về phần đất mà mình sử dụng: Diện tích, thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng đất. Thực tế, mục đích sử dụng đất có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trong trong quá trình sử dụng đất đai của người dân. Nó xác định xem người sử dụng đất được làm gì trên phần đất do Nhà nước cấp.
Theo quy định của
Khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân phải đảm bảo sử dụng đất đai đúng với mục đích sử dụng của miếng đất đó. Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống, người dân sẽ có mong muốn, mục đích sử dụng đất khác với mục đích sử dụng đất sẵn có. Lúc này, muốn sử dụng đất đúng mục đích, hợp pháp, người dân phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Song, ta cần nhận biết rằng, không phải lúc nào muốn, người dân cũng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chỉ khi đảm bảo những yêu cầu, điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật (được sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền), người sử dụng đất mới được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013, các trường hợp sau đây phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đó là:
+ Trường hợp 1: Khi người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối. Đây đều là những loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp, có những tác động, vai trò đặc biệt to lớn trong việc canh tác, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Do đó, khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các loại đất này, người sử dụng đất phải nhận được sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
+ Trường hợp 2: Trong trường hợp người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm, phải có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
+ Trường hợp 3: Người dân muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
+ Trường hợp 4: Người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
+ Trường hợp 4: Cá nhân, tổ chức phải có sự đồng ý, cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
+ Trường hợp 5: Người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
+ Trường hợp 6: Cá nhân, tổ chức chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở được không?
Đất rừng là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất ở là loại đất thuộc nhóm đất thổ cư. Theo quy định của Luật đất đai 2013, Nhà nước cho phép người dân được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó, người dân được quyền chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở.
Khi tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở, người dân cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật. Tại đó, chỉ khi được Nhà nước cho phép, người sử dụng đất mới được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở (đất thổ cư), người sử dụng đất cần đảm bảo:
+ Đất được yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải là đất hợp pháp (được Nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
+ Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở, người sử dụng đất cần phải đảm bảo là đất đó không có tranh chấp (thuộc quyền sử dụng đất của cá nhân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không có sự tranh chấp, mâu thuẫn với bất kỳ cá nhân, tổ chức khác nào).
+ Đất được chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Một trong những căn cứ để Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là phải có nhu cầu sử dụng đất được thể hiện rõ trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (tức người dân chỉ được Nhà nước xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi thực hiện cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định chung của pháp luật).
Có thể thấy, trong thực tiễn đời sống (đặc biệt trong giai đoạn đời sống kinh tế, xã hội đang ngày càng có sự biến chuyển mạnh mẽ như ngày nay), nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất (các loại đất) sang đất ở của người dân ngày càng lớn. Nếu trong các giai đoạn trước, hình thức kinh tế đặc trưng của Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp (đất đai được sử dụng vào các mục đích sử dụng chính là phát triển nông nghiệp, tạo nền tảng kinh tế), thì trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu phát triển nền kinh tế công nghiệp của Nhà nước ta ngày càng mạnh mẽ. Đất đai được sử dụng vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, nâng cấp vật tư nhằm phát triển nền kinh tế vĩ mô hiện đại. Kéo theo trình độ phát triển này, là diện tích đất ở của người dân ngày càng bị thu hẹp lại. Chính vì vậy, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở của người dân ngày càng lớn. Sự cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật là cơ sở nền tảng nhất, giúp đáp ứng và phát triển chất lượng sống của người dân. Đồng thời, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai chính là nền tảng để Nhà nước quản lý trật tự đời sống của người dân một cách toàn diện và rõ nét nhất.
3. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở:
Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở, người dân cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy trình sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở phải chuẩn bị một bộ hồ sơ. Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải cung cấp các chứng thư chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (do cơ quan Nhà nước cấp).
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng đất hợp pháp, đất không có tranh chấp.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu nêu trên, cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ lên Sở tài nguyên và môi trường, hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có miếng đất.
– Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý hồ sơ mà người sử dụng đất gửi lên.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả hồ sơ về để cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung. (Khi trả về, cần nêu rõ trong văn bản về lý do hoàn trả hồ sơ về).
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người dân.
– Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Cá nhân, tổ chức muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở phải thực hiện nghĩa tài chính về việc đóng thuế, phí theo quy định của pháp luật.
– Bước 4: Trả kết quả.
Sau khi người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở cho người sử dụng đất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật đất đai 2013.