Hiện nay, xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, mà người dân thường đặt ra nhu cầu về chuyển khẩu. Vậy câu hỏi đặt ra: Chuyển hộ khẩu liệu có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội hay không?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Nhìn chung thì bảo hiểm xã hội có những vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, đối với người lao động: Mục đích chủ yếu của bảo hiểm xã hội là bảo đảm thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong của họ trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập; vì vậy, bảo hiểm xã hội có vai trò to lớn đối với người lao động. Trước hết đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn … Đồng thời, bảo hiểm xã hội cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Tham gia bảo hiểm xã hội còn giúp người động nâng cao hiệu quả trong chi dùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chỉ dùng khi già cả, mất sức lao động … góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, làm cho họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được đảm bảo về thu nhập ổn định ở mức độ cần thiết nên thường có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống. Nhờ có bảo hiểm xã hội, cuộc sống của những thành viên trong gia đình người lao động cũng được đảm bảo an toàn.
Thứ hai, đối với người sử dụng lao động. Bảo hiểm xã hội giúp cho các tổ chức sử dụng lao động ổn định hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho người lao động một cách hợp lý. Bởi bảo hiểm xã hội giúp ổn định tâm lý người lao động giúp họ yên tâm làm việc tại đơn vị, do đó ổn định được số lao động tại các đơn vị. Bảo hiểm xã hội tạo điều kiện để người sử dụng lao động có trách nhiệm với người lao động, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời người lao động, cho đến khi già yếu. Bảo hiểm xã hội còn giúp các đơn vị sử dụng lao động ổn định nguồn chi, ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng nợ nần hay phá sản. Nhờ đó các chi phí được chủ động hạch toán, ổn định và tạo điều kiện để phát triển không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh khách quan.
Thứ ba, đối với nhà nước và hệ thống an sinh xã hội. Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, bảo hiểm xã hội sẽ “bảo hiểm” cho người lao động, hoạt động bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết … những “trục trặc”, “rủi ro” xảy ra đối với những người lao động, góp phần tích cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động. Sự góp phần này tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động cá nhân, đồng thời góp phần tích cực của mình vào việc nâng cao năng suất lao động xã hội. Với sự trợ giúp cho người lao động khi họ gặp phải rủi ro bằng cách tạo ra thu nhập thay thế thì bảo hiểm xã hội đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc gia làm tăng sự tiêu dùng cho xã hội.
2. Chuyển khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội không?
Hiện nay, điều kiện hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội như hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, bảo hiểm xã hội 1 lần … đều không có yêu cầu về hộ khẩu hay địa chỉ thường trú. Do đó, đối với câu hỏi: Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội không? Thì câu trả lời là không, việc chuyển hộ khẩu không ảnh hưởng đến giá trị của bảo hiểm xã hội. Đối với sổ bảo hiểm xã hội, việc thay đổi hộ khẩu không thuộc trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm. Cụ thể, Điều 27 của Quyết định 948/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định rằng, công dân chỉ phải đổi sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp:
– Sổ bảo hiểm xã hội mất, hỏng, gộp sổ bảo hiểm xã hội;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; thay đổi quốc tịch;
– Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội. Trong đó, thông tin cá nhân trên mẫu sổ bảo hiểm xã hội theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội, không có thông tin về hộ khẩu.
3. Thủ tục điều chỉnh thông tin bảo hiểm khi chuyển khẩu:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Đối với người tham gia hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội (theo mẫu TK1-TS).
– Hồ sơ liên quan kèm theo tương ứng như sau: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ căn cước/ chứng minh thư/hộ chiếu (trong trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch). Nếu là Đảng viên phải có lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi kết nạp. Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc (áp dụng trong trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc).
Ngoài ra, đối với đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị:
– Xác nhận tờ khai (theo mẫu TK1-TS) khi người lao động điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ bảo hiểm xã hội: Thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì không phải xác nhận;
– Bảng kê thông tin (theo mẫu D01-TS) ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH (được sửa đổi bởi Quyết định 948/QĐ-BHXH).
Bước 2: Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, các chủ thể đến nhận kết quả giải quyết. Người tham gia nhận sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
4. Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm y tế hay không?
Việc chuyển hộ khẩu theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ không ảnh hưởng đến bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế vẫn có giá trị sử dụng và người bệnh vẫn có thể được tham gia khám bảo hiểm y tế theo quy định. Cụ thể, theo Điều 16 của
– Thẻ bảo hiểm y tế hết thời hạn sử dụng;
– Thẻ bảo hiểm y tế bị sửa chữa, tẩy xoá;
– Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, trong 12 trường hợp thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế cũng không có trường hợp nào liên quan đến việc chuyển hộ khẩu hay thay đổi đăng ký thường trú. Thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện nay chưa có ảnh nên khi đi khám chữa bệnh, người bệnh phải cần xuất trình thẻ này và một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp mà có ảnh như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu… để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế. Trong quá trình làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, nhân viên bệnh viện sẽ chỉ đối chiếu với các thông tin hiển thị trên thẻ gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ của người có tên trên thẻ. Nếu các thông tin này trùng khớp thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ được chấp nhận. Vì vậy, dù đã chuyển khẩu đi nơi khác nhưng các thông tin trên chứng minh nhân dân hoặc căn cước công nhân hoặc hộ chiếu … vẫn trùng khớp với thẻ thì người bệnh sẽ được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với đầy đủ quyền lợi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Quyết định 948/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.