Thi hành án dân sự là gì? Quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự?
Quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự là một trong những quy định tại Luật thi hành án dân sự quy định trong các trường hợp cá nhân chết hoặc Cơ quan, tổ chức hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chia, tách phải được chuyển giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác để thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự. Vậy quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án dân sự 2014
Dịch vụ Luật sư
1. Thi hành án dân sự là gì?
Chúng ta có thể hiểu về thi hành án theo ngôn ngữ đó là thực hiện quyết định do pháp luật ban hành và quyết định đó đã có hiệu lực, quyết định của tòa án theo quy định, thi hành án là việc đưa các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Có thể nói bản án, quyết định là văn bản pháp lý của Tòa án tuyên tại phiên tòa, giải quyết các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính,…ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Thi hành án dân sự là một thủ tục mà qua đó có thể từ những quyết định và bản án của tòa án đưa ra để răn đe và nó còn có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, tạo niềm tin của của người sân vào tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố quyền lực nhà nước.
Như vậy, qua những điều đã phân tích như trên thì có thể hiểu thi hành án dân sự là một dạng hoạt động tư pháp trong việc thực hiện bản án, thực hiện những quyết định dân sự của Tòa án đưa ra và các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật. Theo đó mà thi hành án dân sự quy định buộc người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền và lợi ích về tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật và để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, quyền và nghĩa vụ thi hành án của đương sự là cá nhân chết hoặc Cơ quan, tổ chức hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chia, tách phải được chuyển giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Bên cạnh đó, trong thi hành án dân sự, các đương sự có quyền tự định đoạt nền có quyền thoả thuận việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án cho người khác. Hiện nay, việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án trong các trường hợp cụ thể được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật thi hành án dân sự.
Tại Điều 54. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
” 1. Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án đối với tổ chức được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hợp nhất thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Trường hợp sáp nhập thì tổ chức sáp nhập tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia, tách phải xác định rõ cá nhân, tổ chức tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia, tách;
d)Trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết trước khi ra quyết định. Trường hợp quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị giải thể được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.
Trường hợp doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp thì nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải thể theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tài sản để thi hành án không còn do thực hiện quyết định giải thể trái pháp luật thì cơ quan ra quyết định giải thể phải chịu trách nhiệm thi hành phần nghĩa vụ của tổ chức bị giải thể tương ứng với tài sản đó;
đ) Trường hợp phá sản thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quyết định về phá sản;
e) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần mà trước đó chưa thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của mình thì sau khi chuyển đổi, công ty cổ phần tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án.”
Như vậy có thể căn cứ dựa trên điều 54