Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Quy định về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
Hiện nay, khi điều kiện về kinh tế ngày càng tăng lên thì nhu cầu chăm lo cho sức khỏe của người dân cũng tăng. Là điều kiện để thị trường kinh doanh bảo hiểm ngày càng phát triển nhanh chóng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán kinh doanh bảo hiểm có hai hình thức mà ta hay bắt gặp nhất là chuyển giao hoặc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Vậy chuyển nhượng và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là gì? Được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
– Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung
1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm là gì?
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Hiện nay, có các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm
– Là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
– Thứ hai, chủ thể của hợp đồng bảo hiểm gồm: bên bảo hiểm (tổ chức kinh doanh bảo hiểm và trung gian bảo hiểm) và bên mua bảo hiểm. Hai bên chủ thể sẽ kí kết với nhau một hợp đồng bảo hiểm trong đó cam kết bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và bên bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Thứ ba, Bản chất của hợp đồng bảo hiểm là sự chuyển nhượng rủi ro từ người mua sang doanh nghiệp bảo hiểm
-Thứ tư, hình thức của hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
– Thứ năm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm; có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm
– Thứ sáu, Nội dung của hợp đồng bảo hiểm là quyền và nghĩa vụ của các bên bao gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; Đối tượng bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; Thời hạn bảo hiểm;…
3. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ vào điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là
“Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”
Ta có thể hiểu trong chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc một chủ thể khác có thể thay thế vị trí pháp lý (kế thừa quyền và nghĩa vụ) của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng, theo đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng và hưởng các quyền lợi khác (nếu có) theo hợp đồng.
Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
4. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Theo quy định tại điều 74 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
Như vậy, ta có thể thấy chủ thể thực hiện việc chuyển giao hợp đồng là bên bán bảo hiểm (doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm). Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể hiểu rằng, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là việc doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao tư cách pháp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác khi xảy ra một trong ba trường hợp nêu trên và đủ điều kiện và tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
5. Phân biệt chuyển nhượng hợp đồng và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Tiêu chí | Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm | Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm |
Bản chất | Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là việc bên mua bảo hiểm chuyển giao tư cách pháp lý cho chủ thể khác, chủ thể này sẽ thay thế vị trí pháp lý tức là sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới để tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm và hưởng các quyền lợi khác theo hợp đồng. Như vậy, chủ thể bị thay đổi trong hợp đồng bảo hiểm khi chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm đó chính là bên mua bảo hiểm. | Là sự chuyển giao tư cách pháp lý từ doanh nghiệp bảo hiểm này sang doanh nghiệp bảo hiểm khác khi có đủ điều kiện theo đúng trình tự thủ tục. Như vậy về bản chất, thì chủ thể thực hiện chuyển giao hợp đồng khác với chủ thể thực hiện chuyển nhượng hợp đồng Nếu như đối với chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm bên thực hiện việc chuyển nhượng là bên mua bảo hiểm hay khách hàng, có nghĩa là chủ thể bị thay đổi trong hợp đồng bảo hiểm là bên mua bảo hiểm thì ngược lại, chủ thể bị thay đổi trong hợp đồng bảo hiểm đối với chuyển giao hợp đồng bảo hiểm lại là bên bảo hiểm (bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm), khi đó doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao tư cách pháp lý cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác để thực hiện toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm. |
Chủ thể thực hiện | Bên mua bảo hiểm | Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (bên bán bảo hiểm) |
Các trường hợp thực hiện | Không có quy định cụ thể | – Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao; – Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm; – Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. |
Thủ tục hiện hợp đồng | – Theo quy định của pháp luật thì chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng hợp đồng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó + Nếu trong trường hợp nếu doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm của bên mua bảo hiểm thì phải thông báo việc chấp nhận đó cho bên chuyển nhượng và phải thể hiện bằng văn bản. +Trường hợp bên chuyển nhượng chưa thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm thì vẫn có nghĩa vụ nộp phí cho đến thời điểm doanh nghiệp chấp nhận việc chuyển nhượng. Nếu như doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận việc chuyển nhượng hợp đồng vì một lí do nào đó thì việc chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực. Khi việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực thì không có nghĩa là hợp đồng bảo hiểm cũng đương nhiên chấm dứt. Khi đó bên mua bảo hiểm vẫn là một bên chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm đó. | – Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản; – Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản. |
…
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Điều 76. Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.”
Từ những quy định trên có thể hiểu rằng, chuyển giao hay chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm đều là quá trình làm thay đổi các chủ thể tham gia vào hợp đồng bảo hiểm.
Trong đó, các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
Bên bán bảo hiểm là Doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm (căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm)
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. (căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm).
Sự khác nhau cơ bản giữa chuyển giao và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chính là: chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là sự thay đổi bên mua bảo hiểm còn chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là sự thay đổi bên bán bảo hiểm. Ngoài sự khác nhau cơ bản đó, chuyển giao và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm còn có một số điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến việc chuyển nhượng, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
Do pháp luật về bảo hiểm không quy định rõ các trường hợp được chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nên có thể hiểu rằng nguyên nhân của việc chuyển nhượng chính là bên mua bảo hiểm có nhu cầu chuyển nhượng (tức là không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng bảo hiểm).
Còn đối với việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, pháp luật quy định rõ các trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là:
– Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
– Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
– Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
Luật sư
Theo đó, có thể thấy, có hai nguyên nguyên nhân dẫn đến việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là: nguyên nhân chủ quan (doanh nghiệp bảo hiểm có nhu cầu chuyển giao) và nguyên nhân khách quan (doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc có sự thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức). Như vậy, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm không hoàn toàn xuất phát từ ý chí chủ quan của doanh nghiệp bảo hiểm mà có thể là do hoàn cảnh bắt buộc (yếu tố khách quan)
Thứ hai, sự chấp thuận của bên chủ thể còn lại về việc chuyển nhượng, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
Đối với việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có được sự chấp thuận bằng văn bản của bên bên bán bảo hiểm mới có thể chuyển nhượng được.
Đối với việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, bên bán bảo hiểm không cần sự chấp thuận của bên mua bảo hiểm nhưng phải có được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài Chính.
Như vậy, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có bản chất như nhau (đều là thay đổi chủ thể tham gia vào hợp đồng bảo hiểm) song lại chịu sự điều chỉnh của những quy định khác nhau của pháp luật.