Chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ con. Hai công ty độc lập có thể được chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ con được không?
Chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ con. Hai công ty độc lập có thể được chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ con được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa Luật sư, công ty tôi đang có 1 vấn đề cần được Luật sư tư vấn: công ty tôi (đang là công ty trách nhiệm hữu hạn) mở thêm 1 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên bên Lào (đã làm xong thủ tục bên Lào), hiện tại muốn chuyển đổi mô hình thành công ty mẹ- con (công ty con bên Lào và 100% vốn công ty mẹ – Việt Nam). Tại Việt Nam chúng tôi cần phải làm những thủ tục gì ạ, rất mong nhận được ý kiến tư vấn của Luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ Điều 189 Luật doanh nghiêp 2014 quy định về công ty mẹ – công ty con như sau:
"1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp
quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này."
Như vậy, mối quan hệ công ty mẹ, công ty con sẽ bị chi phối bởi các yếu tố:
Thứ nhất, công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp riêng (pháp nhân kinh tế đầy đủ);
Thứ hai, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật mô hình công ty mẹ con: 1900.6568
Thứ ba, công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm hội đồng quản trị, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành;
Thứ tư, vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, tức công ty con này có thể là công ty mẹ của một công ty khác
Thứ năm, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn.
Như vậy có thể thấy tổ hợp công ty mẹ – công ty con là mô hình nhóm công ty, theo đó, một công ty (công ty mẹ) giữ quyền cho phối về tài chính, về tổ chức hoạt động, về bộ máy quản lý của các công ty khác (công ty con). Đây là hai thực thể pháp lý độc lập, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh và các khoản nợ trong phạm vi số vốn của mình, song lại có mối quan hệ ràng buộc và sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Về mặt pháp lý, các công ty con vẫn hoàn toàn độc lập và tự chủ trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối ở các công ty con, sự chi phối này phụ thuộc vào mức độ vốn đầu tư, thông thường công ty mẹ phải sở hữu trên 50% vốn của công ty con. Bằng việc nắm giữ và chi phối về vốn đầu tư, công ty mẹ có vị trí, vai trò quan trọng trong việc quyết định chiến lược phát triển của các công ty con thông qua việc quyết định về tổ chức, quản lý, nhân sự chủ chốt, thị trường cũng như những vấn đề quan trọng khác nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả tập đoàn.
Về mặt pháp lý, hai công ty tại Việt Nam và tại Lào đang hoạt động độc lập về tài chính (không có bất kỳ mối quan hệ nào về tài chính) nên không thể chuyển sang mô hình công ty mẹ – con. Trường hợp bên công ty Việt Nam mua lại toàn bộ vốn góp của công ty tại Lào thì chủ sở hữu của công ty đấy là Công ty tại Việt Nam chứ không phải hình thức công ty mẹ con.
Như vậy không thể chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ – con khi hai công ty được thành lập với tư cách độc lập.