Chương trình quốc gia từ lâu đã được biết đến khá nhiều và cũng mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Hiện nay, chương trình này đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm khi tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp. Cùng bài viết tìm hiểu về chương trình quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Chương trình quốc gia là gì?
Hiện nay, chưa có một văn bản nào đưa ra quy định để giải thích cho khái niệm trên. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu chương trình quốc gia là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, cơ chế chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước trong một thời gian nhất định.
Hằng ngày chúng ta sẽ đều bắt gặp những chương trình quốc gia trong cuộc sống như chương trình quốc gia về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, an toàn giao thông…
2. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng nông thôn mới chính là một trong những nội dung không thể thiếu đối với một quốc gia khi đang phát triển. Việc xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần mang lại đời sống vật chất và tinh thần của con người tại các vùng nông thôn được tốt hơn, từ đó góp phần xây dựng những khu vực đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, tăng thu nhập và mức sống được hiện đại hơn.
Theo đó, vào năm 2020 các chương trình phục vụ cho mục tiêu xây dựng trong giai đoạn này được quan tâm rất nhiều nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sông của người dân tại các vùng nông thôn, hoàn thành các mục tiêu cao hơn về xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiểu sâu và bền vững đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid – 19 đang kéo dài và khó kiểm soát như hiện nay.
2.1. Các cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
Để góp phần hỗ trợ cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chính sách đặt ra để xây dựng nông thôn mới thì không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan như sau:
- Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các nội dung như sau: Hoàn thiện các hệ thống giao thông trên địa bàn thôn, xã và theo đó đến năm 2002 đã có ít nhất 55%số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến hệ thống thủy lợi nội đồng và đến năm 2020 đã có 77% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi. Hoàn chỉnh các công trình đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân và đến năm 2020 đã có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, từ đó hạn chế được một số bệnh liên quan đến đường ruột, da liễu do ô nhiễm nguồn nước gây ra, trong đó có 60% sử dụng nước sạch
- Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn, nhiều vùng nông thôn được lắp hệ thống điện phục vụ cho cuộc sống của người dân và đến năm 2020 đã có 100% số xã đạt tiêu chí số 4 về điện. Bên cạnh đó, còn có vai trò hoàn thiện các hệ thống chợ nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy hoạch, phù hợp với nhu cầu của người dân và đến năm 2020 đã có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến việc xây dựng các cơ sở giáo dục, trường học, đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Hỗ trợ xây dựng trường mầm non cho các xã thuộc vùng khó khăn chưa có trường mầm non công lập và đến năm 2020 đã có 80% số xã đạt tiêu chuẩn số 5 về cơ sở vật chất trường học.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến hoàn thiện các Trung tâm văn hóa – thể thao, Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn, bản. Theo đó đến năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, 80% số xã có Trung tâm văn hóa thể thao xã, 70% số thôn có Nhà văn hóa – Khu thể thao.
- Bộ y tế hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng, cải tạo các trung tâm y tế tại địa phương, vùng nông thôn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trong đó ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn để giúp đỡ bà con kịp thời khám chữa bệnh. Đến năm 2020 đã có 90% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh theo diện bảo hiểm y tế.
- Bộ thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đên cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, trong đó thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã, nâng cấp trên 3.200 đài truyền thanh cấp xã, nâng cao trên 300 đài phát thanh; truyền hình cấp huyện và trạm phát lại phát thanh truyền hình; thiết lập mở trên 4.500 trạm truyền thanh thôn, bản xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo xa trung tâm xã. Và đến năm 2020 đã có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung khác của tiêu chí số 8 về thông tin – truyền thông.
Ngoài ra, đối với tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho hợp tác xã, tổ hợp tác. Và theo đó, đến năm 2020, đã có 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí về thu nhập và tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, có 85% số xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất.
2.2. Dự kiến mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình:
Tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng trong đó có 63.155,6 tỷ ngân sách trung ương và 130.000 tỷ đồng ngân sách địa phương. Đây chính là nguồn ngân sách chính giúp hỗ trợ các vùng nông thôn được đẩy nhanh tiến độ lên vùng nông thôn mới. Trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp cân đối ngân sách trung ương để có thể thêm cho chương trình và có giải pháp huy động huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình.
Cơ cấu nguồn vốn sẽ bao gồm:
- Vốn ngân sách trung ương và địa phương bao gồm: Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình khoảng 24%, vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn: khoảng 6%
- Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại): khoảng 45%.
- Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%;
- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%;
3. Một số giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới:
Một, tiếp tục thực hiện các cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác trong hoạt động tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến địa phương nhằm mục đích nâng cao nhận thực, đẩy mạnh công tác truyền thông, cập nhật, đưa tun về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về việc xây dựng các mô hình nông thôn mới.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của của các ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới.
Hai, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách
- Rà soát, hoàn thiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thể hiện đầy đủ các nội dung của Chương trình, đồng thời phản ánh đặc thù của các địa phương từ đó kịp thời xây dựng các mô hình nông thôn mới phù hợp.
- Xây dựng, ban hành chính sách đối với các vùng đặc thù, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Tăng cường phân cấp, trao một số quyền năng cho cán bộ cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới theo cơ chế đầu từ đặc thù rút gọn, bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
Ba, đa dạng hòa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để hỗ trợ các gia đình nhanh chóng vượt qua tình trạng khó khăn hiện tại;
- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai Chương trình. Ví dụ như năm 2017 hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn để thực hiện các nội dung xây dựng đất, giao đất…
- Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đối với những công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, doanh nghiệp dược vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xây dựng nông thôn mới sẽ là trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể tại các cấp cùng nhau hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ nông thôn mới tại các vùng nông thôn. Góp phần giúp người dân tại các vùng này nâng cao chất lượng cuộc sống, hình thành nên các khu vực đô thị, từ đó xây dựng nền kinh tế ngày càng phát triển hơn.