Nông thôn là gì? Nội dung, giải pháp xây dựng nông thôn mới?

Nông thôn là các vùng tập chung phát triển nông nghiệp của đất nước. Trong đó, các điều kiện trong kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Do đó, phong trào xây dựng nông thôn mới giúp đất nước có được điều kiện phát triển đồng đều.

1. Nông thôn là gì?

Nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn. Đây là khu vực kém phát triển, chưa có nhiều điều kiện xây dựng tiềm lực kinh tế, xã hội. Và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Các jhu vực nông thôn được xác định đối lập về điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng với thành thị.

Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Cũng như mang đến lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Người dân nông thôn phần lớn chưa được trang bị cơ hội, tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp lớn.

Nông thôn tiếng Anh là Countryside.

Nông thôn mới tiếng Anh là New countryside.

Xây dựng nông thôn mới tiếng Anh là New countryside construction.

2. Xây dựng nông thôn mới là gì?

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn hướng đến xây dựng thôn, xã, gia đình khang trang, sạch đẹp. Mang đến điều kiện phát triển, hiện đại và đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Đây là các ngành còn chưa đủ điều kiện, cơ sở và tiềm năng phát triển tại khu vực này.

Xây dựng nông thôn mới giúp người dân được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần.

Căn cứ trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, Chính phủ đã xây dựng và triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Từ đó mở ra quyết tâm trong định hướng thúc đẩy phát triển ở nông thôn, tránh khác biệt quá lớn giữa các vùng miền, khu vực. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Mang đến đồng đều trong khả năng, cơ hội và điều kiện phát triển.

3. Nội dung xây dựng nông thôn mới:

Nội dung xây dựng nông thôn mới được xác định trên bốn phương diện.

4. Giải pháp xây dựng nông thôn mới:

– Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện Chương trình. Có sự phối hợp và chung tay của các lực lượng, các thành phần dân cư.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn. Để mỗi cá nhân lại đóng góp, phối hợp thực hiện tốt trong mục đích đề ra.

+ Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là đạt kết quả cao trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

– Chú trọng triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Thực hiện trong phân công, triển khai chiến lược của cơ quan quản lý. Bên cạnh các lợi ích, tiềm năng dành cho thành phần kinh tế tư nhân. Góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn:

+ Tạo cơ hội việc làm đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề và trình độ cao.

+ Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới thông minh. Mang đến tiếp cận cho nền tảng phát triển mới. Trong đó, con người làm trung tâm để thực hiện việc quản lý, khai thác trong công việc.

+ Giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn,… Đảm bảo ổn định để thực hiện hiệu quả chương trình, chiến lược đề ra.

– Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững,… Để đảm bảo chất lượng của từng giai đoạn thực hiện trong mục tiêu chung.

Tiếp tục hoàn thiện Bộ máy từ Trung ương đến địa phương. Từ đó các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ của mình bên cạnh phối hợp thực hiện lộ trình chung.

Huy động tối đa nguồn lực của địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác.

+ Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho địa phương các cấp tăng nguồn thu trên địa bàn;

+ Khuyến khích các địa phương có kinh tế phát triển hỗ trợ cho các địa phương khó khăn;

+ Vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện;

Tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho chương trình NTM. Qua đó có kinh nghiệm, có điều kiện và ứng dụng phù hợp cho các công việc. Tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốn để tăng nguồn lực cho xây dựng NTM.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )