Về chương trình giáo dục thường xuyên? Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên? Về nội dung giáo dục thường xuyên? Về phương pháp giáo dục thường xuyên?
Nhằm phục vụ cho mục tiêu học tập, phát triển suốt đời của người dân, mà giáo dục thường xuyên đã ra đời. Song song với giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên đã góp phần không nhỏ cho nền giáo dục nước nhà. Mang tính chất riêng biệt mà giáo dục quốc nhân có chương trình giáo dục, hình thức giáo dục và phương pháp giáo dục khác biệt. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về chương trình, hình thức và phương pháp giáo dục thường xuyên.
Luật sư
* Cơ sở pháp lý: –
1. Về chương trình giáo dục thường xuyên
Chương trình giáo dục thường xuyên được quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục năm 2019, gồm các chương trình sau:
– Chương trình xóa mù chữ. Sau khi dựng nước và giữ nước, thì dân số Việt Nam biết chữ rất thấp. Nhà nước đã bắt tay ngay vào quá trình xóa mũ chữ, diệt “giặc dốt”. Việc xóa mù chữ gắn liền với việc phát triển đất nước. Khi người dân biết chữ thì có nâng cao được trình độ hiểu biết, khả năng tiếp nhận kiến thức thông qua kênh chữ, đồng thời khi người dân biết chữ có thể ngăn chặn được khả năng lợi dụng việc không biết chữ mà thực hiện các hành vi phạm tội, gây bất ổn,… Dù công tác xóa mù chữ được thực hiển rất tốt, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người dân không biết chữ, đặc biệt là những người dân ở khu vực khó khăn, khu vực miền núi, vùi sâu, vùng xa,… mà vì những lý do khác nhau như kinh tế, thời gian, nhu cầu học tập,… mà tỷ lệ mù chữ ở các khu vực này vẫn còn cao. Với các học sinh thì sẽ tham gia chương trình giáo dục tiểu học để xóa mù chữ, còn với những người trưởng thành thì sẽ tham gia chương trình giáo dục thường xuyên để xóa mù chữ.
– Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức cùng với sự thay đổi mạnh mẽ không ngừng phát hiện những tri thức mới dẫn đến mọi người phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, cập nhật những kỹ năng mới. Khi nhu cầu học tập của người dân là nhu cầu thiết yếu để tồn tại và phát triển bản thân thì hệ thống cơ sở giáo dục chính quy không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập đa dạng đó dẫn đến ra đời và phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên. Nhu cầu học tập đa dạng của người dân xuất hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống là điều kiện cốt lõi để các cơ sở giáo dục đa dạng hóa các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học. Các chương trình giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phát triển mạnh mẽ
– Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đã mang lại những thành tựu vĩ đại, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ điều khiển, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và hơn cả là sự xuất hiện máy tính hiện đại cùng hệ thống Internet,… tất cả đã tạo nên một nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức đòi hỏi mỗi người phải luôn bổ sung tri thức mới. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi và tạo điều kiện cho con người phát triển, coi trọng cá tính và bản lĩnh, phát huy tiềm năng cực kì phong phú của con người. Do đó, mà nhu cầu học tập của con người nâng cao. Giáo dục thường chuyên bên cạnh giáo dục chính quy ra đời để phục vụ nhu cầu nâng cao trình độ, năng lực của con người.
– Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Các văn bằng được cấp ở đây có thể là văn bằng trung cấp, cao đẳng, đại học,… Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân thể hiện sự công nhận về trình độ của các cá nhân đạt được văn bằng đó. Nếu chỉ giới hạn việc giáo dục chính quy mới được cấp những văn bằng đó thì sẽ kìm hãm sự phát triển của giáo dục thường xuyên cũng như không đảm bảo việc ghi nhận cho các cá nhân có đủ năng lực được cấp văn bằng tương ứng mà không được công nhận. Do vậy, giáo dục thường xuyên vẫn có thể thực hiện chương trình giáo dục để cấp các văn bằng theo quy định.
2. Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên
Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên được quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Giáo dục năm 2019 bao gồm các hình thức sau:
– Hình thức vừa làm vừa học. Hình thức này được hiểu là việc người học vẫn thực hiện việc đi làm công việc của học, đồng thời thực hiện việc học tập tại cơ sở giáo dục thường xuyên.
– Hình thức học từ xa. Đây là hình thức học được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Người học sẽ học tập mà không cần trực tiếp đến cơ sở giáo dục thường xuyên mà vẫn có thể học tập bằng cách học tại các lớp trực tuyến do cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức thông qua mạng Internet. Hình thức này tạo điều kiện cho người học không phải đến cơ sở để học mà vẫn có thể tiếp thu được kiến thức, giảm chi phí đi lại, ăn ở cho người học, tiết kiệm thời gian,…
– Hình thức tự học, tự học có hướng dẫn. Đây là hình thức người học tự mình nghiên cứ, bổ sung kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên của cơ sở giáo dục đào tạo.
Bên cạnh đó cũng có thể có các hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
3. Về nội dung giáo dục thường xuyên
Nội dung giáo dục thường xuyên được quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Giáo dục năm 2019 như sau:
“3. Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 của Luật này, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.”
Khác với giáo dục phổ thông có mục tiêu phát triển con người, phát triển trí tuệ con người, mang tính nghiên cứu, thì giáo dục thường xuyên lại hướng tới mục tiêu thực tế, mang tính ứng dụng cao hơn vào lao động, sản xuất, công tác. Do đó, nội dung giáo dục cũng phải phù hợp với mục tiêu này, không thể lấy mục tiêu của việc nghiên cứu vào việc giáo dục thường xuyên. Đồng thời, về nhìn nhận chung thì các cá nhân tham gia giáo dục thường xuyên đều có mong muốn phát triển năng lực nghề nghiệp nhiều hơn, nên nội dung đào tạo cũng phải phù hợp với nội dung đó.
Còn đối với chương trình giáo dục thường chuyên để cấp các văn bằng do Bộ Giáo dục đào tạo quy định thì các nội dung giáo dục thường xuyên này phải tuân theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học, Việc quy định này xuất phát từ việc để đạt được các văn bằng thì cá nhân phải có năng lực trình độ nhất định, mà những năng lực này được quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học, áp dụng đối với toàn quốc. Nếu trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu này mà chương trình đào tạo lại không đáp ứng những quy định ở trong Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học thì sẽ không đảm bảo được chất lượng trình độ của người học theo quy chuẩn được quy định. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung.
4. Về phương pháp giáo dục thường xuyên
Khoản 4 Luật Giáo dục năm 2019 quy định như sau:
“4. Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.”
Việc học tập dù trong giáo dục chính quy hay giáo dục thường xuyên cũng luôn đề cao yếu tố con người lên đầu tiên. Bản thân người học phải có sự chủ động trong học tập. Sự chủ động có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của người học, khi có sự chủ động, người học sẽ tìm ra động lực, đam mê trong học tập, tự mình tìm tòi, nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó, người học chủ động thì cũng sẽ chủ động trong việc thu nhận kiến thức, giúp cho việc học tập được hiệu quả. Nếu không có sự chủ động mà ép buộc học tập thì sẽ không đạt được hiệu quả cho việc học. Do vậy, dù đối với giáo dục thường xuyên, thì các cơ sở giáo dục cũng luôn rất chú trọng đến việc bồi dưỡng năng lực tự học của người học. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ trong mọi hoạt động của đời sống xã hội là điều không thể thiếu ngày nay. Do vậy, mà trong hoạt động giáo dục cũng luôn khuyến khích việc ứng dụng phương tiện, công nghệ vào dạy và học như việc sử dụng máy tính, máy chiếu, mô hình dạy học, các thiết bị thí nghiệm,… để người học có cái nhìn trực quan vấn đề học tập.