Pháp luật về chứng thực là pháp luật về hình thức. Vì vậy, việc áp dụng và thực hiện pháp luật về chứng thực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Pháp luật về chứng thực là pháp luật về hình thức. Vì vậy, việc áp dụng và thực hiện pháp luật về chứng thực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Trình tự thực hiện:
– Người yêu cầu chứng thực nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản và xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp bản sao để đối chiếu; cán bộ tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực.
– Trường hợp người có bất động sản không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà hiện trạng sử dụng đất biến động so với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn phải xác nhận các thông tin về thửa đất. Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có dấu hiệu đã bị sửa chữa hoặc giả mạo, nếu cần thiết phải xác minh thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi Phiếu yêu cầu (Mẫu số 33/PYCCC) đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để yêu cầu cung cấp thông tin về thửa đất.
Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc khi giải quyết yêu cầu chứng thực mà phát hiện người có bất động sản không đủ điều kiện thực hiện quyền của người có bất động sản theo quy định của pháp luật thì cán bộ tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn trả lại hồ sơ và
– Trường hợp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ thì cán bộ tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (mẫu số 61/SCT) và trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện ký chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản. Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Trường hợp không chứng thực được trong ngày nhận hồ sơ thì cán bộ tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, viết Phiếu hẹn (Mẫu số 32/PH) trao cho người yêu cầu chứng thực.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã
Thành phần hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản;
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 2003; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
Trường hợp trong thời hạn theo quy định tại Điều 184 của
– Dự thảo Hợp đồng (trường hợp người yêu cầu chứng thực soạn thảo sẵn).
– Đơn xin tách thửa, hợp thửa trong trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất;
>>> Luật sư
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:
– Trong ngày nhận hồ sơ (nếu nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ trước 03 giờ chiều);
– Chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo (nếu nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ sau 03 giờ chiều);
– Trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng thực
Lệ phí (nếu có): 20.000đồng/trường hợp.