Chứng minh cơ quan hành chính Nhà nước là chủ thể quản lí hành chính Nhà nước quan trọng nhất. Bài tập học kỳ Luật Hành chính 9 điểm.
Chứng minh cơ quan hành chính Nhà nước là chủ thể quản lí hành chính Nhà nước quan trọng nhất
MỞ ĐẦU
Các cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước. Việc tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, chức năng, địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính Nhà nước sẽ giúp chúng ta phân biệt chúng với các cơ quan Nhà nước khác và để thấy được vì sao cơ quan hành chính Nhà nước lại là chủ thế quản lí hành chính Nhà nước quan trọng nhất trong bộ máy Nhà nước. Do đó nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích khái niêm, đặc điểm của các cơ quan hành chính Nhà nước. Chứng minh cơ quan hành chính Nhà nước là chủ thế quản lí hành chính Nhà nước quan trọng nhất”.
NỘI DUNG
I – KHÁI NIỆM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Định nghĩa
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành- điều hành, có cơ cấu tổchức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
2.1. Đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước.
– Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước tức là được sử dụng quyền lực nhà nước, các biện pháp cưỡng chế nhà nước và được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước với mục đích vì lợi ích tập thể, lợi ích công cộng. Ví dụ: chủ tịch ủy ban nhân dân huyện A kí hợp đồng xây mới trụ sở ủy ban nhân dân với công ty xây dựng Y thì chủ tịch ủy ban nhân dân là người kí kết hợp đồng không phục vụ lợi ích cá nhân mà vì lợi ích tập thể, công cộng.
– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do pháp luật quy định. Ví dụ: Luật tổ chức Chính phủ 2001, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003, ….
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568