Rủi ro nói chung là khả năng xảy ra sự cố bất lợi cho chủ thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu cũng như thực hiện thành công những chiến lược kinh doanh của tổ chức.
1. Khái niệm kinh doanh chứng khoán
Kinh doanh là họat động tổ chức sản xuất buôn bán hang hoá để kiếm lời. Hàng hoá bao gồm nhiều chủng loại, mỗi hang hóa lại có những đặc điểm riêng biệt.Khi hàng hóa gắn với hoạt động đó có 1 loại hình kinh doanh đặc biệt đó là kinh doanh chứng khoán. Tính đặc biệt được thể hiện ở chỗ hang hóa được kinh doanh ở đây là chứng khoán, các dịch vụ gắn với chứng khoán.
Thực tế tiếp cận với khái niệm KDCK, xuất hiện nhiều cách hiểu khác nhau bởi phạm vi khái niệm có thể được mở rộng hoặc thu hẹp. Tùy từng tình huống, KDCK sẽ được nhận biết ở những phạm vi khác nhau.
Theo nghĩa rộng, khái niệm KDCK được đưa ra trong
Luật Chứng khoán năm 2006, khoản 19 Điều 6 :“Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán” . Có thể thấy KDCK ở đây bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau, chúng được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ, điều tiết quá trình chu chuyển vốn. Cách định nghĩa này của Luật Chứng khoán 2006 đã thể hiện sự tham khảo pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên với việc liệt kê như trên nó không bao quát được toàn bộ các nghiệp vụ KDCK hiện đang tồn tại.
Ngoài cách định nghĩa trên còn có cách định nghĩa theo nghĩa hẹp, ta hiểu KDCK chính là đầu tư chứng khoán. Đầu tư là việc sử dụng vốn để mua chứng khoán nhằm mục đích lợi nhuận, nó bao gồm cả hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán ( Tự doanh là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình )
Thêm nữa khái niệm KDCK được nêu, hay còn được hiểu là đầu tư, bao gồm cả 2 hoạt động : sử dụng vốn mua chứn khoán nhằm thu lợi nhuận hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành chứng khoán ;mua đi bán lại chứng khoán để hưởng chênh lệch khi giá chứng khoán thị trường lên xuống. Đây là cách thức tiếp cận với khái niệm KDCK ở phạm vi hẹp và gần gũi nhất.
Phạm vi bài viết sẽ tiếp cận với cách hiểu thứ nhất, là khái niệm KDCK theo nghĩa hẹp.
2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
Rủi ro là một tình huống khó tránh trong hoạt động kinh doanh. Rủi ro nói chung “là khả năng xảy ra sự cố bất lợi cho chủ thể; hay có thể hiểu đó là những nguy cơ một hành động hoặc 1 sự việc sẽ ảnh hưởng bất lợi đến việc đạt được các mục tiêu cũng như thực hiện thành công những chiến lược kinh doanh của tổ chức"
Được xem là một loại hình kinh doanh đặc biệt, KDCK cũng không nằm ngoài quy luật chung của thị trường. Lấy chứng khoán – Một đối tượng đặc biệt – là hàng hoá, KDCK luôn tiềm tang nhiều rủi ro, nó luôn “đe doạ” tới hoạt động của không chỉ chủ thể KDCK mà còn tác động đến các chủ thể khác như các nhà đầu tư. Việc hiểu rõ những rủi ro trong KDCK là cơ sở giúp các nhà làm luật cũng như các chủ thể tham gia vào hoạt động KDCK tìm được giải pháp để hẹn chế tối đa những rủi ro trên thị trường.
3. Phân loại rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
– Nếu căn cứ vào mức độ tác động của rủi ro, có thể chia rủi ro thành 2 loại : Rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống:
Rủi ro hệ thống là những rủi ro liên quan đến cả hệ thống thị trường chứng khoán, tác động đến tất cả các chủ thể tham gia vào thị trường.
Rủi ro không có tính hệ thống là những rủi ro mà khi nó xảy ra, nó chỉ tác động đến một hoặc một nhóm chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán. Ví dụ : rủi ro về giá là loại rủi ro thường gặp khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành, rủi ro kinh doanh. Tùy thuộc vào từng loại rủi ro mà công ty chứng khoán có thể phòng tránh hoặc làm giảm mức độ tác động
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Nếu căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, có những rủi ro phát sinh từ nguyên nhân khách quan, có những rủi ro xảy ra do nguyên nhân chủ quan:
Rủi ro nguyên nhân khách quan : là những rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các chủ thể kinh doanh chứng khoán. Rủi ro từ nguyên nhân khách quan là yếu tố khó có thể hạn chế được. Chẳng hạn như động đất, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, chính trị… khi xảy ra thường ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Rủi ro từ nguyên nhân chủ quan : Là những rủi ro phát sinh do lỗi của các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đó có thể là rủi ro về pháp lý xuất hiện do việc soạn thảo hợp đồng không phù hợp với các văn bản pháp luật hoặc tiến hành các hành vi kinh doanh vi phạm điều cấm của pháp luật, rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán do các chủ thể không thực hiện nghĩa vụ của mình.
– Nếu căn cứ vào tình chất của rủi ro, có thể chia thành : rủi ro pháp lý; rủi ro đối tác dinh doanh, rủi ro thị trường, rủi ro tự hoạt đông:
Rủi ro pháp lý : là những rủi ro xảy ra bởi các tranh chấp, kiện tụng giữa công ty chứng khoán với các hoạt đối tác trong quá trình giao dịch do sử dụng các tài liệu, văn bản không phù hợp với quy định của pháp luật và sở giao dịch…
Rủi ro đối tác kinh doanh : là rủi ro phát sinh giữa các chủ thể KDCK với lại khách hàng, khách hàng có thể không đủ tiền hoặc chứng khoán khi đến hạn thanh toán hoặc giữa công ty chứng khoán với các đối tác khác do việc lưu ký và thanh toán giao dịch không hoàn thiện..
Rủi ro thị trường là rủi ro phát sinh khi có biến động và tính thanh khoản của chứng khoán trong giao dịch khiến khách hàng không thể bán hoặc mua một số lượng lớn chứng khoán trong thòi gian nhất định; hoặc công ty chứng khoán không thể thực hiện đợt bảo lãnh phát hành thành công nếu giá chứng khoán giảm sút ngay sau khi phát hành.
Rủi ro tự hoạt đông : là những rủi ro xảy ra trong quá trình chủ thể KDCK thực hiện giao dịch, có thể do lỗi nhân viên hoặc hạn chế về tài chính của công ty, hoặc do trục trặc của hệ thống máy tinh……