Chứng cứ chứng minh trong vụ án hình sự? Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Giải quyết tin bán, tin tố giác tội phạm.
Chứng cứ chứng minh trong vụ án hình sự? Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Giải quyết tin bán, tin tố giác tội phạm.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Cho phép tôi hỏi một ý. Bạn tôi bị vu không lỗi cố ý gây thương tích. Đối phương dựng hiện trường giả, không có chứng cứ chứng minh. Vậy có bị kết tội không? Trân trọng cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn của bạn bị người khác dựng hiện trường giả và vu khống tội cố ý gây thương tích, không có chứng cứ chứng minh.
Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như sau:
"Điều 63. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra."
Theo quy định trên, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra thông qua các chứng cứ.
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Chứng cứ được xác định bằng:
– Lời khai của người làm chứng:
Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
– Lời khai của người bị hại:
Người bị hại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trả lời những câu hỏi đặt ra.
Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
– Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự:
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
>>> Luật sư tư vấn chứng cứ chứng minh trong vụ án hình sự: 1900.6568
– Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
– Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ:
Người bị bắt, bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.
– Lời khai của bị can, bị cáo:
Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án.
Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
– Kết luận giám định
Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó.
Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản.
Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.
– Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Do đó, để xác định một người có hành vi phạm tội hay không, Cơ quan điều tra, Viện kiêm sát, Tòa án phải dựa vào chứng cứ xác định thông qua các yếu trên. Vì vậy, trong trường hợp của người bạn đó, mới chỉ dựa vào hiện trường và lời khai của người bị hại thì chưa đủ căn cứ định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Mặt khác, một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nên trường hợp này cần phải thông qua quá trình điều tra từ phía cơ quan điều tra, dựa trên chứng cứ chứng minh cụ thể,… mới có thể kết luận một người có phạm tội hay không?