Được đứng trong hàng ngũ của Đảng có thể nói là vinh dự lớn nhất đối với mỗi cá nhân, trong Đảng thì có những chức vụ và vị trí khác nhau. Tuy nhiên đều phải hoạt động theo quy định của pháp luật và theo quy định điều lệ Đảng. Nếu vi phạm có thể bị cách chức. Vậy chức vụ Đảng là gì?
Mục lục bài viết
1. Chức vụ Đảng là gì?
Trong mỗi cơ quan nhà nước đều có các chức vụ khác nhau và trong Đảng cúng vậy các chức vụ Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Việt nam là nước độc Đảng nên các chức vụ cao nhất trong Đảng đồng thời cũng là các lãnh đạo cao nhất trong bộ máy Nhà nước.
Chức vụ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống thường nhật, trong khoa học pháp lý, khoa học hành chính và cả trong một số văn bản pháp luật.
Thường thì khi chúng ta nhắc tới các chức vụ Nhà nước có thể hiểu ngay về các đơn vị mang tính tổ chức – cơ cấu của cơ quan Nhà nước được thiết lập trên cơ sở văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xác định vị trí phục vụ và vai trò lao động xã hội của người lao động, quyền và nghĩa vụ cũng như yêu cầu đối với chuyên môn của họ. Các chức vụ gắn với nhau bởi quan hệ phân công lao động hợp thành các bọ phận cơ cấu còn tổng thể của chúng hợp thành cơ quan Nhà nước.
Mọi cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước để giữ một chức vụ nhất định. Chức vụ Nhà nước là đơn vị nhỏ nhất cấu thành cơ quan Nhà nước, hoặc bộ phận cấu thành cơ quan hành chính Nhà nước, tùy thuộc vào tính chất, địa vị pháp lý của cơ quan Nhà nước.
Các Ủy viên Bộ chính trị hiện cũng giữ các chức vụ cao nhất trong bộ máy Nhà nước như: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội,…
2. Cách hết các chức vụ trong Đảng là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 40 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam quy định cụ thể như sau:
1. Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Đảng.
2. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, cấp uỷ cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại.
3. Đảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp uỷ, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.
4. Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng phải được cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Như vậy hiện nay ta thấy trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền và xác định hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và tuân theo các chủ trương đường lối, quan điểm, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được thể chế hoá thành Hiến pháp, pháp luật, nghị định, quyết định… của Nhà nước.
Cũng chính từ lí do này nên tất cả tổ chức đảng và đảng viên cũng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận, hướng dẫn của Đảng. Mọi đảng viên vi phạm Hiến pháp và pháp luật cũng là vi phạm kỷ luật đảng, ngoài việc xem xét kỷ luật đảng còn phải được xem xét kỷ luật về Nhà nước, chính quyền.
Như vậy cách chức là một hình thức kỷ luật được ghi nhận trong Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đó trình tự khiếu nại và việc thực hiện được quy định chi tiết tại Điều 39 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức khi phát hiện ra có vi phạm là đúng với quy định của văn bản Trung Ương. Tùy theo hậu quả cụ thể như:
– Hậu quả rất nghiêm trọng: Là hậu quả có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Là hậu quả có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
3. Nguyên nhân của việc áp dụng hình thức kỷ luật chưa đồng bộ:
Như vậy trên tình hình thực tế ta có thể đánh giá việc thi hành kỷ luật trong Đảng của cấp ủy và UBKT cơ bản được xem xét, quyết định đúng thẩm quyền, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm để xử lý. Việc áp dụng hình thức kỷ luật đúng với lỗi vi phạm; áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp, bảo đảm đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc và thủ tục theo quy định, có tác dụng giáo dục, răn đe, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, được cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nguyên nhân nữa xuất phát từ chính các tổ chức đảng và đảng viên khi vi phạm các quy định dẫn tới bị xử lý kỷ luật, nhưng họ đều chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật, quyết tâm sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, việc thi hành kỷ luật của đảng thời gian qua chưa đồng bộ hóa với kỷ luật của chính quyền và pháp luật, cụ thể như sau:
Vậy thì để giai quyết các vấn đề này chúng ta cần tìm ra các nguyên nhân của việc áp dụng hình thức kỷ luật chưa đồng bộ là do những lý do nào, theo chúng tooii một phần là do nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị về thi hành kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thi hành kỷ luật đảng chưa đúng, chưa đầy đủ. Một số nơi có tình trạng sợ mất thành tích chung, che dấu khuyết điểm vi phạm hoặc động cơ cá nhân…
Không những vậy về các văn bản pháp luật quy định về xử lý cán bộ, công chức, viên chức của pháp luật, chính quyền và Quy định về xử lý kỷ luật đảng viên thiếu đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất và phù hợp với điều kiện thực tiễn. Các kiến nghị xử lý cán bộ, đảng viên không kịp thời chuyển cho cấp ủy, UBKT và ngược lại. Việc thực hiện quy chế phối hợp với các cơ quan có liên quan chưa tốt, chưa thường xuyên…
Như vậy từ các nội dung chúng tôi đã đề ra thì để góp phần thực hiện việc đồng bộ hóa giữa kỷ luật đảng với kỷ luật của chính quyền và pháp luật cần có những giải pháp khắc phục chúng ta có thể tiến hành nâng cao nhận thức đối với tổ chức đảng và đảng viên, trước hết là cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về vị trí, ý nghĩa, mục đích, tác dụng của việc chấp hành kỷ luật đảng.
Bên cạnh đó chúng ta cần phải thực hiện hoạt động tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về kỷ luật đảng và việc thi hành kỷ luật đảng đến tổ chức đảng, đảng viên và nhân dân biết để chấp hành và giám sát việc chấp hành. Nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng.
Một giải pháp không thể thiếu từ bước đầu tiên đó chính là chúng ta cần hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước làm cơ sở cho việc chấp hành nghiêm kỷ luật đảng và thi hành kỷ luật trong Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT cấp trên đối với tổ chức đảng và đảng viên trong việc tổ chức thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để nâng cao chất lượng chấp hành kỷ luật đảng của tổ chức đảng và đảng viên. Đổi mới công tác sơ kết, tổng kết việc ban hành và chấp hành các quy định của Đảng để góp phần bảo đảm chấp hành nghiêm kỷ luật đảng trong thực tế.
Không những vậy cần kết hợp giữa các cơ quan tổ chức với nhau như cấp uỷ các cấp chỉ đạo cơ quan tham mưu, giúp cấp uỷ trong việc xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế về xây dựng Đảng ngày càng hoàn thiện, có tính khả thi trong thực tế, bảo đảm việc chấp hành các quy định của Đảng đề ra và chấp hành tốt kỷ luật của Đảng được tăng cường và thực thi trong thực tế. Rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế phối hợp giữa UBKT với các cơ quan có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ và hiệu quả.