Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh.
Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Viet Nam Competition Council, viết tắt là VCC. Theo quy định tại
1. Chức năng
Hội đồng Cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại Hà Nội, có con dấu hình Quốc huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.
>>> Luật sư
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Về tổ chức xử lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh:
a) Tổ chức tiếp nhận Báo cáo điều tra và Hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 93
b) Xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Điều 119 Luật Cạnh tranh;
c) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Về giải quyết khiếu nại:
a) Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật cạnh tranh;
b) Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định khác của Hội đồng Cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tọa Phiên điều trần theo trình tự, thủ tục của pháp luật khiếu nại.
3. Về tham gia tố tụng hành chính:
Tham gia tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật tố tụng hành chính.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác:
a) Theo dõi việc thi hành các Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
b) Tham gia ý kiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực, văn bản hành chính có liên quan;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh trong phạm vi thẩm quyền;
d) Tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh;
đ) Hợp tác quốc tế về cạnh tranh trong phạm vi thẩm quyền;
e) Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh;
g) Các nhiệm vụ khác trong phạm vi thẩm quyền.
3. Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng Cạnh tranh có từ 11 (mười một) đến 15 (mười lăm) thành viên, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ
2. Thành viên Hội đồng Cạnh tranh phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Cạnh tranh. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Cạnh tranh là 05 (năm) năm và có thể được bổ nhiệm lại.
3. Các thành viên Hội đồng Cạnh tranh được hưởng chế độ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hội đồng Cạnh tranh có cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc là Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
4. Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh
1. Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng Cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh.
2. Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh có Chánh Văn phòng và không quá 03 (ba) Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh là thành viên của Hội đồng Cạnh tranh.
3. Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh được tổ chức các phòng trực thuộc.
4. Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao.
5. Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ Chủ tài khoản của Hội đồng Cạnh tranh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
6. Công chức Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ Thư ký Phiên điều trần theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh.
7. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tuyển dụng, bổ nhiệm công chức của Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh.
2. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
Điều 60. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Số lượng thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
3. Khi xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng
1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mở phiên điều trần;
b) Triệu tập người tham gia phiên điều trần;
c) Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
d) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;
g) Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
h) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Ký văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
3. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
d) Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
đ) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra;
e) Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
g) Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
h) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;
i) Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;
k) Tham gia phiên điều trần;
l) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Kết thúc quá trình điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh; chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
2. Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh.
3. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.
4. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
5. Tham gia phiên điều trần.
6. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra.
8. Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra.
9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần
1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần.
2. Phổ biến nội quy phiên điều trần.
3. Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên điều trần.
4. Ghi biên bản phiên điều trần.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
6. Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;
b) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần. Thời gian hoãn phiên điều trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.