Chức năng của Phòng quản lý du lịch? Nhiệm vụ của Phòng quản lý du lịch? Cơ cấu tổ chức của Phòng quản lý du lịch?
Phòng quản lý du lịch là cơ quan nhà nước với các chức năng trong quản lý. Khi du lịch là nhu cầu ngày càng cao, cùng với tính chất của ngành công nghiệp và dịch vụ được thúc đẩy. Các hoạt động quản lý nhà nước vừa đảm bảo cho hiệu quả, lợi thế xây dựng được triển khai trong ngành du lịch. Các hoạt động công việc được phân công và phối hợp giúp phòng quản lý du lịch thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong quy định của nhà nước. Ở các tỉnh khác nhau, các quy định cụ thể lại được xây dựng phù hợp.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Chức năng của Phòng quản lý du lịch:
Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong hoạt động vì mục tiêu chiến lược, các chức năng được phản ánh trong mối quan hệ với các cơ quan cấp trên. Theo đó, Phòng quản lý du lịch thực hiện tham mưu, giúp Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nó là cơ quan trực tiếp đảm nhận các công việc ở địa phương theo phạm vi lãnh thổ. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật. Với các vai trò trong nhận phân công từ sở, phối hợp với sở để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý trong lĩnh vực của mình. Vừa giúp đưa ra các kế hoạch và triển khai, giúp du lịch ở địa phương có lợi thế phát triển. Thúc đẩy để mang đến các giá trị tìm kiếm.
Tham mưu Giám đốc Sở trong các chiến lược cũng như cách thức phù hợp nhất để thực hiện. Trong hoạt động quản lý cụ thể, phòng nắm rõ những đặc điểm, lợi thế hay khó khăn trong thực tế du lịch địa phương.
– Mang đến cơ sở phù hợp xây dựng quy hoạch, đề án, dự án, chương trình. Là tất cả các cách thức có thể để mang đến hiệu quả trong phát triển và thúc đẩy hơn nữa hoạt động du lịch. Hướng đến tìm kiếm các giá trị và lợi ích xứng đáng trong ngành công nghiệp và dịch vụ này.
– Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Thể hiện các tầm nhìn từ phản ánh hiện tại đến các nhu cầu và mong muốn tương lai. Để có được các giá trị phản ánh ấy, cần thiết xây dựng chiến lược hay đề án phù hợp. Tính chất trong tư duy, năng lực và chuyên môn của người lãnh đạo, người quản lý được phản ánh.
– Đề xuất chủ trương, sơ, tổng kết phản ánh các giá trị hiện tại và định hướng tương lai. Nhằm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển trên lĩnh vực quản lý. Phản ánh các vai trò trong tính chất quản lý hiệu quả ở phạm vi lãnh thổ. Đồng thời phối hợp tìm kiếm các hiệu quả trong giá trị ngành du lịch của địa phương.
Tham mưu Giám đốc Sở rà soát, xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch theo chương trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trong tính chất xây dựng pháp luật. Tạo ra hệ thống các quy định, đảm bảo cho các quyền lợi hay nghĩa cụ của các đối tượng liên quan.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác ngành.
Thúc đẩy cho tính chất của ngành dịch vụ du lịch có lợi thế và tiềm năng để phát triển. Các phối hợp cần thiết được thể hiện để mang đến hiệu quả phản ánh trong sự đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó là các doanh nghiệp ở địa phương hoạt động trong ngành. Từ đó mang đến các nhu cầu và định hướng chung trong tìm kiếm lợi ích và giá trị trong ngành du lịch. Đặc biệt đây là một ngành tiềm năng giúp các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận lớn.
2. Nhiệm vụ của Phòng quản lý du lịch:
Các nhiệm vụ cũng được phản ánh với cụ thể hóa các chức năng trên.
– Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt. Trong nhiệm vụ quản lý, các quyết định trong quy hoạch cần được triển khai và phổ biến đến địa phương. Đảm bảo cho các thông tin được cập nhật. Giúp cho các đối tượng liên quan hay các doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời dịch vụ cung cấp. Từ đó mang đến chất lượng trong du lịch được phản ánh tốt hơn. Cũng như mang đến hiệu quả phản ánh trên lợi ích và tiềm năng thực tế.
– Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của địa phương theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mang đến các thông tin trong quản lý. Nắm bắt các tính chất cần thiết và cơ bản của địa phương nơi nắm giữ hoạt động quản lý.
– Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch ở địa phương. Là các nhiệm vụ cơ bản cần có sự phối hợp của nhiều thành phần khác nhau. Từ các cơ quan, đoàn thể; các doanh nghiệp địa phương cho đến người dân sinh sống và du lịch trên địa bàn. Góp phần nâng cao và cải thiện ý thức của con người trong bảo vệ và giữ gìn môi trường.
– Thực hiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận.
– Thực hiện thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt tại địa phương theo quy định của pháp luật.
– Thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp tại địa phương. Thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng 01 sao, hạng 02 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch, tàu thủy du lịch; các hạng tiêu chuẩn cụ thể.
– Thực hiện thủ tục và trình Giám đốc Sở cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.
– Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công theo quy định. Cùng với rất nhiều các hoạt động khác trong nhiệm vụ chưa được liệt kê trên đây. Hướng đến bảo đảm các hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định pháp luật. Cũng như hướng đến mục tiêu trong phát triển cũng như thúc đẩy tìm kiếm giá trị qua du lịch.
3. Cơ cấu tổ chức của Phòng quản lý du lịch:
Phòng Quản lý du lịch có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các chuyên viên. Thực hiện các chức năng và quyền hạn khác nhau. Phản ánh trong tính chất mang đến hiệu quả của quản lý. Đồng thời các chức danh nhằm đảm bảo chung cho hiệu quả của nhiệm vụ được hoàn thành.
Trưởng phòng.
Là người đứng đầu Phòng quản lý du lịch. Với các quyết định được đưa ra trong hoạt động hiệu quả của phòng. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng. Do đó mà các hoạt động đều cần phải được tiến hành thận trọng, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Cũng như luôn đảm bảo thực hiện đúng các quyền hạn bên cạnh nhiệm vụ được giao. Việc trao quyền cho chức danh trưởng phòng nhằm mục đích trong tổ chức thực hiện các hoạt động vì lợ ích trong chiến lược phát triển du lịch.
Ngoài ra, trưởng phòng có trách nhiệm bố trí công chức thuộc biên chế của Phòng theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ. Bố trí các công việc cần thiết triển khai phù hợp với đội ngũ công chức. Đảm bảo cho tính chất hoạt động hiệu quả. Tham mưu giúp Sở trong các hoạt động về phát triển ngành ở địa phương.
Phó Trưởng phòng.
Các chức vụ hay quyền hạn thấp hơn trưởng phòng. Vẫn là một chức danh lãnh đạo quan trọng và cần thiết trong bộ máy quản lý. trong đó, phó trưởng phòng là người tham mưu, giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng các công việc được giao là công việc trong mục đích chiến lược chung. Khi đó, chức dang này phải chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Bên cạnh đó, những sai phạm phát hiện phải được báo cáo kịp thời. Là giúp việc cho trưởng phòng nhưng hoàn toàn có quyền từ chối trước những nhiệm vụ không đảm bảo chức năng, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Người này cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Chuyên viên.
Có số lượng lớn trong hoạt động của một phòng quản lý du lịch. Là các chức danh cần thiết, họ cũng là cán bộ nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ chung. Những người này đảm bảo thực hiện triển khai các chiến lược và kế hoạch trên thực tế. Trong đó có thể ể đến các công việc cụ thể như: Thực hiện tham mưu, đề xuất những biện pháp thực hiện nhiệm vụ của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do lãnh đạo phòng phân công. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Tất cả các chức danh khi làm việc đều phải đảm bảo vì mục tiêu chung trong quản lý du lịch. Họ chính là một nhân tố trong góp phần quản lý đất nước. Cho nên cần thiết phải thực hiện hiệu quả công việc cũng như sử dụng hiệu quả quyền hạn của mình. Đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những sai phạm xảy ra trong công việc thực hiện.