Hiện nay, nhiều người chỉ dừng lại ở mối quan hệ quen biết, người yêu, chưa làm vợ chồng hợp pháp trên giấy tờ, nhưng có nhu cầu được đứng chung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy chưa kết hôn có được đứng tên đồng sở hữu trên sổ đỏ?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về sở hữu chung và xác lập quyền sở hữu chung:
Trong quá trình hôn nhân thì vợ và chồng sẽ tạo ra một nguồn của cải vật chất nhất định qua quá trình làm việc để có nguồn tài sản giúp cho gia đình có thể sinh hoạt chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày, do đó ta có thể nói theo cách dễ hiểu là những tài sản mà vợ chồng cùng nhau tạo ra trong thời kỳ hôn nhân sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Việc xác định phân chia đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng mang ý nghĩa rất lớn trong đời sống hôn nhân, nó không chỉ giúp ta xác định được công lao của hai người ai là người bỏ ra công sức nhiều hơn để làm ra tài sản và ai là người tạo ra nguồn tài sản ít hơn mà nó còn mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình ly hôn. Khi đời sống vợ chồng hạnh phúc vui vẻ gia đình em ấm thì việc xác định đâu là tài sản của mình sẽ không quá quan trọng những cái cuộc sống hôn nhân có biến động thì được xác định đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng giữa vợ và chồng lại mang ý nghĩa chủ chốt trong việc phân chia tài sản sau ly hôn.
Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định. Do vậy khi nói đến quyền sở hữu chung về tài sản thì tức là đang nói đến căn cứ phát sinh hoặc chấm dứt quyền sở hữu chung của hai người đối với tài sản chung và nội dung quyền sở hữu.
Như vậy có thể hiểu sao, quyền sở hữu chung tài sản hay nói cách khác là chế định đồng sở hữu là quyền sở hữu của hai người hai cá thể đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản chung đó theo quy định của pháp luật.
2. Chưa đăng ký kết hôn có được đứng tên đồng sở hữu trên sổ đỏ không?
Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình cụ thể là tại khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hiện hành thì, nếu một tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của cả hai vợ chồng mà luật quy định phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu như nhà cửa, đất đai, bất động sản hoặc động sản phải đăng kí quyền sở hữu… thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ) phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu bất động sản là nhà cửa, đất đai mà hình thành, tồn tại trong thời kỳ hôn nhân thì đó được coi là tài sản chung của vợ chồng, đồng nghĩa với việc, sổ đỏ sẽ đứng tên cả hai vợ, chồng.
Tuy nhiên, hiện nay có không ít trường hợp, nam nữ sống chung với nhau như vợ, chồng nhưng không đăng kí kết hôn, thì theo quy định của pháp luật, họ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp trên phương diện pháp lí. Tài sản do hai bên có được trong thời gian chung sống với nhau cũng không được coi là tài sản chung của vợ chồng và vì thế, nó cũng sẽ không được thực hiện theo như quy định nêu trên.
Vậy, trong trường hợp này, việc giải quyết quan hệ tài sản khi hai bên chỉ chung sống với nhau nhưng chưa đăng kí kết hôn, thì khoản 1 Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành đã nêu rõ:
– Quan hệ tài sản giữa hai người nam và nữ mà chung sống với nhau như vợ, chồng nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn thì được giải quyết theo thỏa thuận của các bên, tức là tôn trọng sự tự thỏa thuận định đoạt, ý chí của các chủ thể liên quan;
– Nếu các bên không có thỏa thuận thì sẽ tiến hành giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự cũng như các quy định liên quan có khác. Theo đó, có thể căn cứ Điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì, sở hữu chung được hiểu là sở hữu của nhiều chủ thể với tài sản nhất định, bao gồm: Sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Đồng thời, cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sự xuất hiện của sở hữu chung của cộng đồng như sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn… hay sở hữu chung của các thành viên trong gia đình; sở hữu chung của vợ, chồng; sở hữu chung trong nhà chung cư hoặc sở hữu chung hỗn hợp…
Như vậy, trong trường hợp hai người không có quan hệ hôn nhân thì vẫn hoàn toàn có quyền cùng sở hữu chung một tài sản nhất định và sự xác lập quyền sở hữu chung đó dựa trên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Về việc cấp sổ đỏ hay còn gọi là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chiếu theo quy định của pháp
Từ đó có thể hiểu rằng, hai người không phải vợ chồng với nhau vẫn hoàn toàn có quyền cùng đứng tên trên sổ đỏ. Khi đó, sổ đỏ này phải ghi đầy đủ tên của những đồng sở hữu và tạo thành hai bản để sau đó cấp cho mỗi người một sổ đỏ. Hoặc trong trường hợp hai người này có thỏa thuận và yêu cầu khác, thì hoàn toàn được cấp chung một sổ đỏ nhất định và trao cho người đại diện.
Nói tóm lại, về vấn đề nam nữ sống chung như vợ chồng, chưa kết hôn có được đứng tên đồng sở hữu trên sổ đỏ không, thì câu trả lời là có. Đây sẽ là được coi là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần mà không được xem là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bởi họ mới chỉ chung sống với nhau trên thực tế mà chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn cho nên không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
3. Rủi ro khi chưa kết hôn nhưng lại cùng đứng tên đồng sở hữu trên sổ đỏ:
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định rất nhiều hình thức sở hữu đối với tài sản và trong đó có hình thức sở hữu chung. Theo đó thì các chủ sở hữu có quyền thỏa thuận để xác lập quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung. Trong trường hợp của bài viết này, cặp đôi mặc dù chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn hoàn toàn có quyền thỏa thuận để cùng nhau nhận chuyển nhượng, mua bán bất động sản và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về pháp lý, khi xác định chủ thể có quyền thì không có rủi ro gì xảy ra vì cả hai người đều là đồng chủ sở hữu, sử dụng quyền sử dụng đất, đồng sở hữu nhà ở và cả tài sản khác gắn liền với đất và đều được cấp sổ đỏ, mỗi người bảo quản nắm giữ một bản riêng biệt.
Tuy nhiên, việc định đoạt quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất thì có thể tồn tại, xuất hiện những rắc rối nếu giữa các đồng sở hữu có mâu thuẫn hoặc phát sinh tranh chấp với nhau, nếu như trong quá trình chung sống họ cảm thấy “cơm không lành canh không ngọt”. Vì khi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp…. tài sản chung thì buộc có sự đồng ý của các đồng sở hữu còn lại. Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình thể hiện ý chí định đoạt của các chủ thể.
4. Thủ tục để hai người người cùng đứng tên đồng sở hữu trên sổ đỏ:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Do đây thuộc trường hợp, cả hai người cần phải chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Đối với 2 người không phải vợ chồng thì chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Giấy tờ cá nhân bao gồm chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trong thời hạn sử dụng;
– Các giấy tờ chứng minh như hợp đồng mua bán nhà đất, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất chung;
– Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK ( gọi tắt là mẫu đơn xin cấp đổi sổ đỏ);
– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đã cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/ huyện hoặc bộ phận 1 cửa. Sau khi nộp, nếu xét thấy hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì người nộp sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo và hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ sao cho hoàn thiện và đầy đủ theo quy định, thời hạn bổ sung là không quá 03 (ba) ngày làm việc.
Bước 3: Phía văn phòng đăng ký đất đai tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa phiếu hẹn lấy giấy chứng nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận / huyện tiến hành lập hồ sơ để trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận.
Bước 5: Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính cũng như cơ sở dữ liệu về đất đai.
Bước 6: Sau khi có kết quả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc cơ quan đó sẽ gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2014;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.