Người dưới 18 tuổi vi phạm các quy định an toàn giao thông đường bộ, gây tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Bài viết dưới đây sẽ phân tích về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
- 2 2. Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 3 3. Cấu thành tội vi phạm quy định an toàn giao thông theo quy định Bộ luật Hình sự:
- 4 4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông:
- 5 5. Bồi thường thiệt hại khi người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông:
1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
Tai nạn giao thông là một sự kiện bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của người tham gia phương tiện giao thông xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng. Bao gồm các mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Nhưng vì chủ quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải các tình huống như các sự cố đột xuất mà không kịp phòng tránh nên đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản.
Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông có thể là do người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông vi phạm về các quy định an toàn giao thông. Do những hành vi cản trở giao thông do đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải nhưng không đảm bảo an toàn hoặc do người không đủ điều kiện để điều khiển phương tiện giao thông vận tải hoặc do gặp sự cố đột xuất mà không thể xử lý được, hoặc những trường hợp bất khả kháng gây ra tai nạn giao thông. Về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông thường dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người.
Như vậy, có thể hiểu tai nạn giao thông là một sự kiện bất ngờ xảy ra do người tham gia giao thông đã vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông hoặc do những tình huống sự cố đột xuất gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe, tài sản và tổn thất tinh thần của con người.
2. Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ một số tội có quy định ngoại lệ đối với trường hợp người phạm tội từ đủ 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc người dưới 16 tuổi vi phạm một trong các tội được quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015.
Do đó, đối với hành vi tham gia giao thông gây tai nạn của người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi quy định tại Điều 260 BLHS sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và hình phạt có thể bị áp dụng đối với người từ đỉ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm quy định an toàn giao thpoong thỏa mãn các cấu thành của tội vi phạm quy ddinnhj an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 thì người đó có thể bị áp dụng phạt tiền, phạt tù có thời hạn hoặc cải tạo không giam giữ.
Và theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người dưới 16 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm Điều 260 Bộ luật hình sự.
Vì vậy người dưới 18 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp người đó là người đã từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi và có đầy đủ năng lực, trách nhiệm hình sự.
3. Cấu thành tội vi phạm quy định an toàn giao thông theo quy định Bộ luật Hình sự:
– Khách thể bị xâm phạm trong các vụ tai nạn giao thông thông thường bao gồm tính mạng, sức khỏe, tài sản của toàn xã hội trực tiếp hoặc không trực tiếp tham gia giao thông và trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Bởi vì bất cứ hoạt động di chuyển nào của con người cũng đều phải tuân thủ theo các quy tắc về đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông. Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ luôn đồng thời xâm hại hoặc đe dọa, xâm hại đến các khách thể là trật tự an toàn giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người.
Trong những khách thể trên thì sự an toàn về giao thông đường bộ bao giờ cũng là khách thể bị xâm hại trước, trên cơ sở đó thì hành vi phạm tội mới có thể xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.Ta cũng có thể nói sự an toàn giao thông đường bộ là khách thể đặc trưng, còn sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản là khách thể bắt buộc của tội vi phạm quy định an toàn về giao thông đường bộ.
– Mặt khách quan của tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ người phạm tội phải có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ được quy định ở các văn bản chuyên ngành. Do đó, để xác định có tội hay không có tội, cần xem xét người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ hay không. Ta có thể căn cứ vào quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản dưới luật.
Như vậy, hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không tuân thủ theo các quy tắc an toàn giao thông đường bộ được quy định trong luật giao thông đường bộ và các nghị định văn bản dưới luật quy định. Bao gồm các hành vi cụ thể sau:
+ Hành vi không chấp hành các tín hiệu báo hiệu đường bộ tức là việc vi phạm các quy định của hệ thống báo hiệu bằng hiệu lệnh của người điều khiển giao thông biển, báo hiệu vạch kẻ đường, hàng rào chắn, cọc tiêu và tường bảo vệ.
+ Hành vi vi phạm về tốc độ và khoảng cách giữa các xe được quy định.
+ Hành vi vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông của xe cơ giới xe thô sơ xe máy
+ Hành vi vi phạm về việc sử dụng làn đường.
+ Hành vi vi phạm về việc vượt xe chuyển hướng xe lùi xe tránh xe nhường
+ Hành vi vi phạm về việc dừng đỗ xe trên.đường trong và ngoài đô thị
+ Hành vi vi phạm quy định khi qua phà qua cầu phao.
+ Hành vi vi phạm quy định về giao thông trên đường cao tốc hoặc trong hầm đường bộ.
+ Hành vi vi phạm quy định về việc bảo đảm tải trọng và khổ giới.hạn
+ Hành vi vi phạm quy định về xe kéo, kéo xe, rơ moóc.
Một người có các hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nêu trên sẽ cấu thành tội phạm khi gây ra các hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
– Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ cần lưu ý đối với tội này người tham gia giao thông đường bộ thực hiện hành vi vi phạm do lỗi vô ý do quá tự tin hoặc do cầu thả. Nếu trong trường hợp người tham gia giao thông đường bộ cố ý gây tai nạn giao thông gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác hoặc giết người hoặc hủy hoại tài sản,.. tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
+ Vô ý do tự tin là trong trường hợp người có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mặc dù thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng người đó cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra và có thể ngăn chặn được.
+ Vội ý do cẩu thả là trường hợp người có hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ không có khả năng thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mặc dù bắt buộc phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.
– Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường làất cả người có đủ năng lực, trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 và Điều 12 Bộ luật Hình sự.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông:
Trong trường hợp người dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà chưa đủ để cấu thành tội phạm theo quy định Điều 260 BLHS thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của mình. Và tùy từng hành vi vi phạm cụ thể và hậu quả của những hành vi này mà người có hành vi vi phạm sẽ chịu mức xử phạt tiền tương ứng theo quy định tại Nghị định
5. Bồi thường thiệt hại khi người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông:
Trường hợp người dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác thì người bị hại chỉ có thể yêu cầu người đại diện hợp pháp của người dưới 16 tuổi hoặc trong trường hợp người vi phạm đã đủ 15 tuổi thì chính người gây tai nạn sẽ phải dùng tài sản riêng của mình (nếu có) để bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 589, 590, 591 Bộ luật Dân sự và các văn bản có liên quan về bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người bị hại.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Bộ luật Dân sự năm 2015.