Chủ tịch ủy ban cấp tỉnh có quyền bãi bỏ quyết định của sở tư pháp không? Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có quyền bác bỏ đình chỉ một phần hoặc toàn bộ văn bản sai trái của Sở tư pháp.
Chủ tịch ủy ban cấp tỉnh có quyền bãi bỏ quyết định của sở tư pháp không? Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có quyền bác bỏ đình chỉ một phần hoặc toàn bộ văn bản sai trái của Sở tư pháp.
Tóm tắt câu hỏi:
Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh có quyền bác bỏ hoặc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ văn bản sai trái của Sở tư pháp trong trường hợp này đúng hay không? Sai trái được hiểu theo nghĩa trái pháp luật hay là như thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp ký:
– Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Sở tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ vào Khoản 5 Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh như sau:
"Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ "
Theo thông tin bạn cung cấp thì Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn ở đây là Sở tư pháp đưa ra.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ để xác định văn bản trái quy định của pháp luật ở đây được hiểu là căn cứ xác định tính hợp hiến và tính hợp pháp của một văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật tức là thứ tự đánh giá hiệu lực pháp lý của một văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, luật chung, luật chuyên ngành, nghị định, nghị quyết của chính phủ, nghị quyết của Quốc Hội, thông tư của các bộ các văn bản của các cơ quan chuyên môn của bộ, sở, ban, ngành. Dựa vào đó mà các văn bản có tính hiệu lực thấp hơn có quy định trái với văn bản có tính hiệu lực cao hơn là một căn cứ để xác định thế nào là trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra, có thể căn cứ vào thẩm quyền của cơ quan đưa ra văn bản để xác định tính trái pháp luật của một văn bản. Trong trường hợp một cơ quan nhà nước đưa ra một văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan đó không có thẩm quyền thì văn bản đó cũng được coi là văn bản trái pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm Nghị định 40/2010/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật để xác định thêm các căn cứ để xác định một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật.