Chủ tịch Quốc hội – một chức danh đứng đầu cơ quan Quốc hội, được quy định các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Hiện nay, chủ tịch Quốc hội nước ta là ông Vương Đình Huệ, hiện bà là Chủ tịch Quốc hội thứ 9 và đương nhiệm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Chủ tịch Quốc Hội là gì?
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam. Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội và có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội cùng khóa. Chủ tịch Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách. Chủ tịch Quốc hội mỗi khóa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới.
Chủ tịch Quốc hội được dịch sang tiếng Anh như sau: President of Congress
Chủ tọa: preside
Lãnh đạo: Leader
Ủy ban thường vụ Quốc hội: National Assembly Standing Committee
Chương trình họp: Meeting schedule
Lãnh đạo: Leader
2. Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội:
Chủ tịch Quốc hội – một người đứng đầu cơ quan Quốc hội của cả nước, người có vai trò và nhiệm vụ rất quan trong trong bộ máy chính trị của một đất nước. Chính vì vậy, khi một cá nhân trước khi đảm nhiệm chức vụ, Chủ tịch Quốc hội phải đọc lời tuyên thệ, cụ thể Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ – người vừa trúng cử nhiệm kỳ đã có lợi tuyên thệ như sau:
“Tôi, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.”
Và nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội như sau:
- Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại biểu Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội; Ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội; Lãnh đạo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Dự kiến chương trình làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Có thẩm quyền ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình lên;
- Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết;
Ví dụ: Bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc Hội. Bên cạnh đó, phối hợp cùng với Phó chủ tịch Quốc hội trong việc điều chỉnh phiên họp theo sự phân công của mình. Quản lý, giám sát số lượng thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tham gia các phiên họp và phê duyệt, xem xét, quyết định cho vắng mặt.
- Giữ mối quan hệ với các Đại biểu Quốc hội;
Để có thể quản lý, giám sát và phối hợp với các đại biểu Quốc hội tại các tỉnh/thành phố. Tiếp nhận những đóng góp, trao đổi và chất vấn của đại biểu Quốc hội để có thể tìm ra những phương án giải quyết. Giữ mối quan hệ hài hòa, đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng nhưng đóng góp và đối xử công bằng.
- Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội; Một trong những vấn đề quản lý đó chính là sử dụng tài sản chung, kinh phí hoạt động một cách chính xác, đúng việc, tiết kiệm, phù hợp, tránh tình trạng lãng phí. Đặc biệt là vấn đề kê khai khống trong việc chi trả ngân sách, chi phí xây dựng, sửa chữa, hỗ trợ…từ đó trục lợi cho bản thân. Cụ thể chúng ta thường hay nhắc đến đó chính là vấn đề tham nhũng, quan liêu.
Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã đề ra xử lý nghiêm ngặt đối với những cán bộ có hành vi tham nhũng, quan liêu. Tuy nhiên, vài năm trước đây và hiện nay vẫn phát hiện ra những vụ việc tham nhũng của cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lợi dụng chức quyền để ăn chặn ngân sách.
- Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
Cụ thể là những vấn đề về quan hệ với các nước trên thế giới, khu vực và các tổ chức kin tế khác. Hiện nay, vấn đề được quan tâm nhất chính là tình hình dịch bệnh Covid và biển đảo. Xuất phát từ những lợi ích phi lý, bác bỏ những giá trị lịch sử được công nhận hàng nghìn năm để “lấy cớ” giành chủ quyền biển đảo, đem quân và dân ra các đảo nước ta để chiếm đóng, gây mâu thuẫn mối quan hệ của hai bên, đó chính là những vấn đề mà Đảng và Nhà nước, mà cụ thể là Chủ tịch Quốc hội của một nước cần kết hợp thảo luận ý kiến với các cơ quan trong nước và tham chiếu một số ý kiến cũng như đóng góp hỗ trợ của bạn bè quốc tế để tìm ra phương hướng giải quyết hòa bình, nhưng vấn đảm bảo được chủ quyền quốc gia.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đại diện cho quốc gia tham gia các hội nghị liên quốc gia thảo luận phương án giải quyết tình hình dịch bệnh; Xây dựng mối quan hệ với bạn bè quốc tế, đại diện cho quốc gia đưa ra các ý kiến, hỗ trợ lương thực thực phẩm cho những nước đang gặp khó khăn…
Như vậy. chúng ta có thể thấy vai trò của Chủ tịch quốc hội đối với một quốc gia rất quan trọng, là gương mặt đại diện của một quốc gia. Mọi công việc, phát ngôn của Chủ tịch Quốc hội đều ảnh hưởng đến vận mệnh của một đất nước. Một quốc gia có phát triển được hay không chính là phụ thuộc vào tài trí của vị lãnh đạo tài ba và quyết đoán. Luôn đặt lợi ích của quốc gia lên đầu, sẳn sàng chấp hành nhiệm vụ được giao, hoàn thành xuất sắc nhưng công việc đề ra. Không ngừng đổi mới và mở rộng tri thức. Chủ tịch Quốc hội chính là tấm gương để đảng viên, đội ngũ cán bộ, công viên chức noi gương và học tập.
3. Quy định về đại biểu Quốc hội:
Để đảm bảo cho hoạt động lập pháp được chất lượng và mang lại hiệu quả cao thì tại Luật Tổ chức quốc hội đã ban hành tiêu chuẩn để được trở thành đại biểu Quốc hội. Cụ thể như sau:
3.1. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và phải có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Mang quốc tịch Việt Nam được xem điều kiện đầu tiên, bởi chỉ có lòng trung thành và tin tưởng vào Đảng và Nhà nước thì mới có thể đưa ra những phương án, chính sách, đóng góp những ý kiến tích cực mang lại hiệu quả. Luôn biết phấn đấu không ngừng, cố gắng học tập nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cũng như rèn luyện trở thành một người đại biểu ưu tú tại địa phương và trong Quốc hội.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Từ lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đây chính là câu nói mà trong mọi thời đại chúng ta đều phải nghe và học hỏi theo. Bởi để có thể được xem xét và bầu vào danh sách đại biểu Quốc hội thì trước tiên đây chính là những người có tài trí, họ phải là những gương mặt ưu tú tại địa phương của mình. Và chính vì vậy, một người phải vừa có tài vừa có đức thì mới có thể mang lại những giá trị cho nước nhà.
– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Đại biểu quốc hội phải là những người được đào tạo chuyên môn, trải qua các lớp học chính trị, các chương trình đào tại đại học. Ngoài ra còn cần phải đảm bảo sức khỏe, kinh nghiệm công tác để có thể hoàn thành tốt các công việc được giao.
– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Phải biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến tích cực, thân thiện và gần gũi với nhân dân, có được lòng tin từ nhân dân.
– Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, không bị hạn chế, hoặc tính chất công việc, chức vụ hạn chế khả năng tham gia các cuộc họp của Hội đồng nhân dân.
3.2. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội:
– Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và củaNhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
– Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
– Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
Như vậy, vị trí và vai trò của đại biểu Quốc hội là người đại diện cho tiếng nói của nhân dân, do nhân dân bầu lên, chính vì vậy có vai trò và vị trí rất quan trọng. Mọi đóng góp, ý kiến của nhân dân đều được truyền đến đại biểu và được đại biểu phát biểu tại cuộc họp Quốc hội. Là người chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
3.3. Số lượng đại biểu Quốc hội:
- Tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.
+ Đại biểu quốc hội không chuyên trách là những đại biểu vừa làm nhiệm vụ đại biểu của nhân dân vừa đảm nhiệm chức vụ khác trong các tổ chức Đảng, cơ quan quản lý hành chính nhá nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Đại biểu quốc hội chuyên trách là những đại biểu chỉ làm nhiệm vụ đại biểu của nhân dân và công việc Quốc hội giao.
- Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là bốn mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-VPQH 2020 Luật Tổ chức quốc hội;