Quyết định hành chính là việc lựa chọn của chủ thể Quyết định về một hoạt động một số phương án để thực hiện công việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định.
Quyết định là có ý kiến dứt khoát về việc làm cụ thể nào đó, chọn một trong các khả năng sau khi đã có sự cân nhắc. Quyết định hành chính là việc lựa chọn của chủ thể Quyết định về một hoạt động một số phương án để thực hiện công việc cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Quyết định hành chính nhà nước là mệnh lệnh điều hành của chủ thể Quyết định hành chính nhà nước để thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Quyết định hành chính nhà nước
Quyết định hành chính nhà nước vừa được coi là phương tiện quản lý hành chính nhà nước, vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Số lượng và chất lượng của quyết định quản lý hành chính nhà nước sẽ phản ánh chất lượng hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước cần nắm vững nguyên lý chung về quyết định quản lý hành chính . Để đảm bảo tính nhất quán, và để nhấn mạnh quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của chủ thể quản lý nhà nước, dùng quyết định làm phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng quản lý hành chính, thì nên quan niệm về quyết định hành chính nhà nước như sau:
+ Quyết định hành chính nhà nước là kết quả hoạt động của chủ thể hành chính nhà nước được thể hiện dưới một hình thức nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
+ Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước không thể làm quyết định theo ý chí, mong muốn chủ quan của mình. Bởi các tổ chức hành chính và các chủ nhân được coi là chủ thể khi họ được quyền (sử dụng quyền nhà nước), mà quyền lực nhà nước mang tính phục vụ lợi ích chung, các chủ thể chỉ là đại diện cho nhà nước, vì lợi ích của nhà nước.
+ Do chủ thể ban hành quyết định được sử dụng quyền lực nhà nước, mà tính chất cơ bản của quyền lực nhà nước là tính cưỡng chế, do đó nó có tính bắt buộc đối với các chủ thể khác có liên quan đến vấn đề mà quyết định quản lý hành chính nhà nước đề cập đến.
+ Quyết định do chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành hướng tới mục tiêu không chỉ của tổ chức hành chính mà còn hướng tới mục tiêu chung của quốc gia.
+ Môi trường để các nhà hành chính ban hành quyết định khác với các tổ chức khác, bao gồm nhiều yếu tố tác động như ảnh hưởng của cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp, cá nhân công dân, đảng phái, tổ chức chính trị, xã hội cũng như các nhóm lợi ích trong xã hội. Quyết định được ban hành trên cơ sở luật do cơ quan lập phấp ban hành và nhằm thực thi luật (phụ thuộc vào nội dung của luật, theo thẩm quyền của chủ thể được quy định trong luật, quyết định của cơ quan hành chính cấp trên). Ngoài ra, việc ban hành quyết định của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước còn phải tính đến lợi ích của các nhóm lợi ích trong xã hội.
+ Quy trình thủ tục ban hành quyết định quản lý hành chính không tự do như các tổ chức khác mà chịu sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về thủ tục.
+ quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý hành chính nhà nước (hoạt động thực thi quyền hành pháp): quản lý hành chính nhà nước là sự tác động điều chỉnh các hành vi và quá trình xã hội, khi xuất hiện vấn đề cần điều chỉnh, các chủ thể ban hành quyết định. Như vậy, hệ quả của việc ban hành quyết định sẽ là: làm phát sinh, thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính trong lĩnh vực cần điều chỉnh.
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước thì đều có quyền ra các quyết định hành chính
Chủ thể quản lý hành chính bao gồm: Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức được Nhà nước trao quyền, cá nhân tổ chức được ủy quyền. Các chủ thể này, tham gia quản lý hành chính thì đều có quyền ra các quyết định hành chính phù hợp với thẩm quyền của mình
- Cơ quan hành chính nhà nước gồm hai loại:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: Được thành lập theo Hiến pháp, kết hợp giữa tập thể lãnh đạo với quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu; quản lý tổng hợp; người đứng đầu do được bầu hoặc kết hợp giữa tập thể lãnh đạo với quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu; quản lý tổng hợp; người đứng đầu do được bầu hoặc kết hợp giữa bầu và phê chuẩn; ký thay mặt trên một số văn bản quản lý hành chính nhà nước.
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng: Thành lập theo Hiến pháp hoặc văn bản dưới luật; hoạt động theo chế độ thủ trưởng; quản lý ngành, lĩnh vực; người đứng đầu do được bổ nhiệm hoặc kết hợp giữa bổ nhiệm và phê chuẩn; không ký thay mặt tất cả các văn bản quản lý hành chính nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
- Cán bộ, công chức được nhà nước trao quyền:
Cán bộ công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay ở địa phương, ở trong nước hay ở ngoài nước đã được sắp xếp vào ngạch hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:
+ Những người được do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ cức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên viện Kiểm sát nhân dân;
+ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân mà không phải sĩ quan, hạ sỹ quan, hạ sĩ chuyên nghiệp;
+ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, phó bí thư Đảng ủy; Ngươi đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội, phường thị trấn
+ Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã.