Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc tạo ra các sản phẩm có kiểu dáng sáng tạo để phân biệt sản phẩm hết sức cần thiết. Vậy chủ thể nào có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Chủ thể nào có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022), kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, nó được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 được sửa đổi, bổ sung Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì tổ chức, cá nhân sau đây sẽ có quyền để thực hiện việc đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
– Tác giả là những người tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức, năng lực và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư về kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới những hình thức như giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp tại Mục 2 và Mục 3 bên dưới.
Đối vơi trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để cùng nhau tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền thực hiện việc đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các 03 điều kiện sau đây:
2.1. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới:
Theo quy định tại Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022, tính mới của kiểu dáng công nghiệp được mô tả như sau:
– Kiểu dáng công nghiệp sẽ được xem là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó có sự khác biệt đáng kể so với những kiểu dáng công nghiệp đã được tiết lộ công khai thực hiện dưới mọi hình thức để sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ phương tiện nào khác, cả trong nước và quốc tế, trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu có.
– Hai kiểu dáng công nghiệp không được xem là khác biệt đáng kể nếu trường hợp chúng chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ nhận biết, ghi nhớ và không thể sử dụng để nhằm phân biệt tổng thể giữa chúng.
– Kiểu dáng công nghiệp sẽ được coi là chưa tiết lộ công khai nếu trường hợp chỉ một số người hạn chế được biết đến và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
– Kiểu dáng công nghiệp sẽ không mất tính mới nếu trường hợp được công bố trong các trường hợp sau, với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ phải được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
– Kiểu dáng công nghiệp sẽ được người khác công bố mà không được sự cho phép của người có quyền đăng ký thực hiện theo quy định tại Điều 86 và Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022;
– Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 và Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
– Kiểu dáng công nghiệp sẽ được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 và Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 trưng bày tại triển lãm quốc gia Việt Nam hoặc triển lãm quốc tế chính thức được công nhận.
2.2. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo:
Dựa theo quy định tại Điều 66 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2022, kiểu dáng công nghiệp sẽ được xem là có tính sáng tạo khi dựa vào các kiểu dáng công nghiệp đã được đã công khai dưới mọi hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ phương tiện khác, cả trong nước và quốc tế, trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Đối với trường hợp này, kiểu dáng công nghiệp không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với những người có kiến thức trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Đối với việc tạo ra kiểu dáng một cách dễ dàng cũng có thể sẽ được thể hiện thông qua việc sáng tạo các kiểu dáng từ các hoạt động như mô phỏng dưới các hình dáng bên ngoài của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, sử dụng với các hình học cơ bản, sao chép về hoàn toàn hoặc một phần hình dạng của các công trình nhân tạo.
2.3. Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp:
Theo quy định tại Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022, kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng để áp dụng chế tạo thành hàng loạt những sản phẩm khác bằng phương pháp thủ công nghiệp hoặc công nghiệp, từ đó sẽ đảm bảo được tiêu chí về khả năng áp dụng công nghiệp.
– Khả năng áp dụng công nghiệp là yếu tố quan trọng xác định điều kiện bảo hộ cho hình dạng bên ngoài của sản phẩm, liệu nó có được bảo hộ như là một kiểu dáng công nghiệp hay chỉ đơn thuần là tác phẩm mĩ thuật ứng dụng. Trong trường hợp kiểu dáng của sản phẩm chỉ mang tính chất thẩm mĩ và tạo ra một sản phẩm đẹp mắt, thì kiểu dáng đó chỉ dừng lại ở mức tồn tại làm tác phẩm nghệ thuật, được mọi người ngắm nhìn vẻ đẹp của nó. Ngược lại, kiểu dáng công nghiệp, như tên gọi của nó, yêu cầu khả năng có thể ứng dụng để tạo ra hàng loạt sản phẩm có hình dáng bề ngoài tương tự.
– Khả năng đối với việc áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp có thể đặt ra những yêu cầu như:
+ Kiểu dáng sản phẩm sẽ phải được thể hiện dưới hình dạng ổn định và không biến đổi theo tính chất của nguyên liệu hoặc môi trường xung quanh. Việc thực hiện điều này với mục đích nhằm tạo ra sự phân biệt giữa nhóm hàng hóa có hình dạng rõ ràng và những nhóm hàng hóa khác như chất bột, chất lỏng, mà thường không được thể hiện dưới hình dạng cụ thể đặc biệt là không được thể hiện như một sản phẩm thông thường trên thị trường;
+ Kiểu dáng sản phẩm sẽ phải có khả năng về việc làm mẫu để chế tạo hàng loạt các sản phẩm có hình dáng tương tự, sử dụng cả phương pháp công nghiệp và thủ công nghiệp, mà không đòi hỏi kỹ năng hay kỹ thuật đặc biệt từ từng cá nhân hoặc yêu cầu tương tự.
3. Hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Người nộp đơn ngoài ra có thể lựa chọn giữa hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ như sau:
3.1. Hình thức nộp đơn giấy:
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nếu trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thực hiện qua đường bưu điện thì người nộp đơn sẽ cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó, thực hiện việc phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền kèm theo hồ sơ đơn gửi đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
3.2. Hình thức nộp đơn trực tuyến:
Điều kiện để nộp đơn trực tuyến đó là người nộp đơn sẽ cần phải có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký trên tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.
Người nộp đơn sẽ cần phải thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thực hiện trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi đã hoàn thành xong việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ có trách nhiệm gửi lại Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến cho người nộp đơn.
Trong thời hạn 01 tháng được xác định kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ phải đến trực tiếp một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để thực hiện việc xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và thực hiện việc nộp phí/lệ phí theo quy định.
Trường hợp tài liệu và phí, lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ phụ trách sẽ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến nếu trường hợp không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định, đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và thông báo hủy tài liệu trực tuyến sẽ được gửi cho người nộp đơn trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022.