Khởi kiện vụ án dân sự. Chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự? Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, theo đó chủ thể khởi kiện ở đây được hiểu là các chủ thể được phép tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật (gọi chung là người khởi kiện), bao gồm hai loại là cá nhân và cơ quan, tổ chức. Người khởi kiện phải đáp ứng được đầy đủ hai yêu cầu: có quyền khởi kiện và có năng lực hành vi tố tụng dân sự, cụ thể:
* Người khởi kiện là cá nhân:
– Năng lực hành vi tố tụng dân sự:
+ Trong trường hợp cá nhân tự mình khởi kiện để bảo vệ lợi ích của chính mình, nói cách khác cá nhân khởi kiện là nguyên đơn thì phải đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trong trường hợp cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng không muốn tự mình khởi kiện có thể làm
+ Trong trường hợp cá nhân không thể tự mình khởi kiện vì không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc khởi kiện phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
– Quyền khởi kiện:
Cá nhân khởi kiện được xem là có quyền khởi kiện khi họ là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, tranh chấp. Trên thực tế, để tránh trường hợp các cá nhân khởi kiện một cách bừa bãi trong khi bản thân vốn không hề bị xâm hại về quyền, lợi ích hợp pháp mà chỉ muốn khởi kiện để hạ thấp uy tín, danh dự của những chủ thể khác hoặc cá nhân cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại nhưng trên thực tế không phải như vậy, nói cách khác, để chứng minh được quyền khởi kiện của mình, người khởi kiện phải nộp kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ ban đầu (Điều 165), ví dụ: hợp đồng cho vay, giấy đăng kí kết hôn…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức:
– Năng lực hành vi tố tụng dân sự:
+ Đối với cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, việc khởi kiện được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (thường là người đứng đầu pháp nhân: Đối với pháp nhân công, người đứng đầu pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập, đối với pháp nhân là doanh nghiệp, người đại diện được quy định theo điều lệ) hoặc người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền (thông qua
+ Đối với cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân, chỉ được xem là đáp ứng yêu cầu chủ thể trong những trường hợp nhất định, tùy từng văn bản.
– Quyền khởi kiện:
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì phải chứng minh quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, tranh chấp.
+ Trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong việc yêu cầu