Dạo gần đây các vụ cháy tại nhà hay tại các cơ sở kinh doanh diễn ra khá nhiều và gây nhiều thiệt hại, hậu quả thương tâm. Hiện nay, pháp luật về phòng cháy chữa cháy quy định rất chặt chẽ trong việc phòng tránh cháy nổ, một trong số đó là thực hiện tập huấn về PCCC. Vậy đối tượng chủ hộ kinh doanh không tập huấn PCCC bị phạt không?
Mục lục bài viết
1. Chủ hộ kinh doanh có bắt buộc tập huấn PCCC không?
Căn cứ Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định đối tượng bắt buộc phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy bao gồm:
– Người có chức danh chỉ huy chữa cháy theo quy định.
– Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
– Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
– Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
– Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
– Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở theo quy định, bao gồm:
+ Trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã.
+ Nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3.
+ Nhà hỗn hợp cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3.
+ Nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3.
+ Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có dưới 100 cháu và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.
+ Trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 2.000 m3.
+ Cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có khối tích dưới 1.000 m3.
+ Trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.500 m3.
+ Nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.
+ Quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích dưới 1.500 m3.
+ Phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác chữa bệnh cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.
+ Chợ hạng 3.
+ Trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 m3.
+ Nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.
+ Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3.
+ Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3.
+ Cơ sở tôn giáo có khối tích dưới 5.000 m3.
+ Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích dưới 1.500 m3.
+ Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao dưới 3 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3.
+ Nhà lắp đặt thiết bị thông tin có khối tích dưới 1.000 m3.
+ Trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích dưới 1.000 m3.
+ Cơ sở thể thao được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích dưới 1.500 m3.
+ Gara để xe trong nhà có sức chứa dưới 10 xe ô tô; bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật có sức chứa dưới 20 xe ô tô.
+ Cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa dưới 150 kg.
+ Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh dưới 500 m2 và có khối tích dưới 5.000 m3.
+ Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất, kinh doanh dưới 300 m2.
+ Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích dưới 1.500 m3; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không chạy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích dưới 1.500 m3.
+ Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính dưới 2.500 m3; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính dưới 5.000 m3.
+ Bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích dưới 1.000 m2.
– Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Như vậy, theo quy định trên nếu chủ hộ kinh doanh làm việc thuộc cơ sở kinh doanh trên thì bắt buộc phải tham gia tập huấn phòng cháy chữa cháy.
2. Chủ hộ kinh doanh không tập huấn PCCC bị phạt không?
Đối với những chủ hộ kinh doanh như phân tích tại mục 1 nếu như không tham gia tập huấn phòng cháy chữa cháy là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Căn cứ Điều 47 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về việc tập huấn phòng cháy chữa cháy như sau:
– Đối với hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu: mức xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Do đó, chủ hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt theo mức trên khi không tập huấn phòng cháy chữa cháy.
3. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cháy, nổ và tập huấn phòng cháy chữa cháy khác:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt | Căn cứ pháp lý |
Không bảo đảm số lượng người trực về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật | Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng | Điều 47 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP |
Không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở. | ||
Không tổ chức trực tại cơ sở hoặc tại các vị trí yêu cầu có người thường trực theo quy định của pháp luật. | Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng | |
Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định của pháp luật | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | |
Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật | ||
Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật | ||
Không cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật. | ||
Không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định. | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định của pháp luật. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | |
Hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng. | Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng | Điều 51 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP |
Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | |
Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | |
Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | |
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% | ||
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61% |
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
THAM KHẢO THÊM: