Theo quy định, đối với các công trình dùng vốn ngân sách nhà nước, với thiết kế 3 bước thì chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công còn với thiết kế 2 bước thì người quyết định đầu tư sẽ phê duyệt bản vẽ thi công. Còn đối với các công trình dùng vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì chủ đầu tư được tự phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.
Mục lục bài viết
1. Chủ đầu tư dự án được tự duyệt bản vẽ thi công khi nào?
1.1. Bản vẽ thi công là gì?
Như chúng ta đã biết bản vẽ thi công là một loại bản vẽ thường dùng trong các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, chung cư hay các tòa nhà lớn, đường xá…. Theo đó thì bản vẽ thi công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và các thiết bị được sử dụng thực tế. Khi đã có bản vẽ thi công thì có thể hiểu đã đến giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế của một công trình xây dựng, và khi được chủ đầu tư phê duyệt nó sẽ được triển khai ngay theo đúng thời gian và tiến độ của dự án được để ra.
Theo đó thì trong bản vẽ thi công có lập dự toán và bóc tách khối lượng. Những thông tin này sẽ giúp kế toán dễ lên khối lượng nguyên vật liệu và dự toán kinh phí xây dựng cho công trình. Bản vẽ thi công là phần cụ thể hóa từ bản vẽ thiết kế sơ bộ, bao gồm: thuyết minh giải pháp thiết kế, bảng tính chọn thiết bị, bản vẽ cad… Dựa vào những thông tin này những người giám sát công trình sẽ dễ dàng quản lý số lượng và tiến độ của công nhân xây dựng hơn.
1.2. Trách nhiệm lập bản vẽ thi công theo quy định pháp luật:
Về trách nhiệm lập bản vẽ thi công thì được pháp luật quy định cụ thể tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Theo quy định của nghị định này thì ta xác định được những bên có trách nhiệm lập bản vẽ thi công bao gồm:
Một là, nhà thầu thi công xây dựng. Theo đó nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
Hai là, thành viên trong liên danh đối với trường hợp nhà thầu liên danh. Theo đó những người này có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
1.3. Chủ đầu tư dự án được tự duyệt bản vẽ thi công khi nào?
Để xác định chủ đầu tư được tự duyệt bản vẽ thi công khi nào thì trước tiên ta cần xác định được quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng. Theo đó, tại Điểm a Khoản 1 Điều 85 Luật Xây dựng số
Thứ nhất, trong việc thiết kế xây dựng chủ đầu tư có các quyền như là: Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng; Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế hoặc lựa chọn nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu từ chối thực hiện công việc này; Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;
Thứ hai, trong việc thiết kế xây dựng, chủ đầu tư có các nghĩa vụ như là: lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế xây dựng; Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng; Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế xây dựng; Thực hiện đúng hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết; Trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng; Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng; Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng.
Theo quy định này thì ta có thể thấy rằng chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng.
Tiếp theo là xác định về thẩm quyền phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Về vấn đề này ta thì phải căn cứ theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Theo quy định này thì:
Người quyết định đầu tư có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước;
Chủ đầu tư có thẩm quyền phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.
Như vậy theo quy định này ta xác định được chủ đầu tư có thẩm quyền phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.
Tóm lại, từ những lập luận và phân tích cũng những căn cứ pháp lý như đã nêu ở trên thì ta đưa ra kết luận rằng: chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng. Theo đó đối với các công trình dùng vốn ngân sách nhà nước, với thiết kế 3 bước thì chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công còn với thiết kế 2 bước thì người quyết định đầu tư sẽ phê duyệt bản vẽ thi công. Còn đối với các công trình dùng vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì chủ đầu tư được tự phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.
2. Trước khi thi công có bắt buộc ký và đóng dấu lên bản vẽ thi công được phê duyệt không?
Nếu như trước đây khi thông tư 13/2013/TT-BXD còn hiệu lực thì tại khoản 5, Điều 3 của thông tư này đã có những quy định rất rõ ràng về vấn đề trước khi thi công có bắt buộc ký và đóng dấu lên bản vẽ thi công được phê duyệt không. Cụ thể như sau:
“Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt theo Mẫu của Phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này vào từng tờ bản vẽ trước khi đưa ra thi công, kể cả trường hợp thiết kế một bước sau khi đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.”
Theo đó, có thể hiểu rằng trước đây các bản vẽ thi công luôn luôn phải được Chủ đầu tư ký và đóng dấu “THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG ĐÃ PHÊ DUYỆT” trước khi đưa ra thi công.
Tuy nhiên, hiện nay thông tư 13/2013/TT-BXD đã không còn hiệu lực. Thay thế thông tư 13/2013/TT-BXD là thông tư
“3. Hồ sơ trình thẩm định sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện được cơ quan thẩm định kiểm tra, đóng dấu thẩm định trên một (01) bộ hồ sơ dự án, bản vẽ thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Mẫu dấu thẩm định theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (photocopy hoặc file PDF) tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở, thiết kế và dự toán xây dựng công trình đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan thẩm định.”
Theo quy định tại thông tư này thì về mặt hình thức, quy cách bản vẽ thiết kế trước khi trình thẩm định, người đề nghị thẩm định hay chính là chủ đầu tư thì phải có trách nhiệm kiểm tra, đóng dấu xác nhận. Sau khi có cơ quan thẩm định thông báo kết quả thẩm định, người đề nghị thẩm định giải trình, chỉnh sửa, hoàn thiện, đóng dấu xác nhận lại và trình cơ quan thẩm định kiểm tra, đóng dấu thẩm định trên một bộ hồ sơ.
Tuy nhiên, thông tư 18/2016/TT-BXD cũng đã bị bãi bỏ toàn bộ bởi thông tư 05/2021/TT-BXD.
Như vậy, có thể hiểu rằng ở thời điểm hiện tại không có bất kỳ văn bản nào quy định về vấn để chủ đầu tư có phải đóng dấu lên bản vẽ thi công được phê duyệt trước khi thi công hay không.
Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi trước khi thi công có bắt buộc ký và đóng dấu lên bản vẽ thi công được phê duyệt không? Thì có thể hiểu rằng hiện tại pháp luật đã bãi bỏ những quy định bắt buộc chủ đầu tư phải ký và đóng dấu lên bản vẽ thi công được phê duyệt trước khi thi công. Hay nói cách khác không bắt buộc.Tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ trong công tác quản lý, Chủ đầu tư nên xác nhận lên bản vẽ thi công đã phê duyệt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng 2020;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng