Chồng là giám đốc, vợ làm phó giám đốc có hợp pháp không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài viết phân tích, làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ của phó giám đốc và giám đốc:
Căn cứ theo quy định của
+ Đối với công ty cổ phần, thì loại hình donah nghiệp này có các chức danh quản lý là: Chủ tịch Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
– Đối với công ty TNHH một thành viên: Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
+ Đối với công ty TNHH hai thành viên có các chức danh quản lý là: Chủ tịch Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
+ Đối với công ty hợp danh: Thành viên hợp danh; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân có các chức danh quản lý là: Chủ doanh nghiệp tư nhân; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Người quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty.
– Phó giám đốc có nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Quản lý nhân sự: Phó giám đốc công ty chịu trách nhiệm phân công, bố trí nhân sự, đôn đốc và quản lý nguồn lực nhân sự theo đúng quy định của công ty. Cùng với đó, phó giám đốc còn chịu trách nhiệm đào tạo nhân sự, tạo nên một hệ thống nguồn nhân sự đảm bảo chất lượng. Điều đó góp phần đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế doanh nghiệp.
+ Thực hiện hoạt động hướng dẫn kinh doanh/ sản xuất trong công ty: Mỗi doanh nghiệp đều có những hệ thống điều hành, kinh doanh, sản xuất khác nhau. Mỗi bộ phận này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hướng tới sự phát triển chung của doanh nghiệp mình. Do đó, tại mỗi doanh nghiệp, Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận kinh doanh, sản xuất, điều phối ngân sách, lập kế hoạch để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru của công ty. Cùng với đó, phó giám đốc còn chịu trách nhiệm thực hiện trao đổi với Giám đốc và thảo luận về các lựa chọn để có quyết định chính sách phù hợp cho công ty.
+ Phó giám đốc có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến kỹ năng văn thư như phân tích công việc, đánh giá nhiệm vụ để giao nhiệm vụ cho các nhân viên trong công ty được đúng người, đúng việc; thực hiện đào tạo, lập kế hoạch, kiểm soát hành chính, quản lý dự án, quản lý chương trình nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận, phòng ban trong công ty.
– Đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, nhiệm vụ của giám đốc cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, giám đốc vẫn phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Giám đốc thực hiện nhiệm vụ hoạch định các chiến lược phát triển công ty; hoạch định chiến lược kế hoạch, ngân sách của các khối, phòng để thực thi kể hoạch kinh doanh của công ty; Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
+ Giám đốc chịu trách nhiệm đưa ra quyết định các tuyến sản phẩm mới để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, công ty; đưa ra chiến lược, chiến dịch, chương trình phát triển thương hiệu của công ty.
+ Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa ra quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.
2. Chồng là giám đốc, vợ làm phó giám đốc có hợp pháp không?
Khoản 3 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc, tổng giám đốc. Cụ thể như sau:
– Giám đốc, tổng giám đốc có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
– Giám đốc, tổng giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
– Giám đốc, tổng giám đốc thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
– Giám đốc, tổng giám đốc kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
– Giám đốc, tổng giám đốc chịu trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
– Giám động còn có quyền quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;Tuyển dụng lao động; Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty
Theo quy định tại điều luật trên, giám đốc có quyền bổ nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. Do đó, giám đốc hoàn toàn có quyền bổ nhiệm phó giám đốc. Xét vào tình huống thực tế, nếu chồng là giám đốc, sẽ hoàn toàn có quyền bổ nhiệm vợ mình trở thành phó giám đốc. Vậy nên, chồng là giám đốc, vợ làm phó giám đốc là hợp pháp.
3. Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc doanh nghiệp:
CÔNG TY ……………..
————————-
Số:…/…../QĐ-GĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày …. tháng ….. năm….
QUYẾT ĐỊNH
(V/v Bổ nhiệm Phó Giám đốc)
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY …………
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Căn cứ Điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của Công ty ………………..;
– Căn cứ yêu cầu và tình hình hoạt động thực tế của Công ty …………………;
– Xét năng lực của ông/bà ……………..;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ nhiệm ông/bà ……………….. có thông tin dưới đây làm Phó Giám đốc phụ trách tài chính của Công ty.
Họ và tên: ………………… Sinh ngày: …………………
Chứng minh nhân dân số: …………….. do ………………… cấp ngày …………….
Hộ khẩu thường trú: …………………
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của ông/bà …………………
1. Đôn đốc, giám sát, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các công việc kế toán liên quan đến vấn đề tài chính của Công ty.
2. Ký các văn bản, giấy tờ theo ủy quyền của Giám đốc Công ty.
3. Hưởng đầy đủ các quyền lợi theo thỏa thuận tại Hợp đồng lao động và quy chế hoạt động của Công ty.
4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo nội quy, quy chế hoạt động của Công ty.
Điều 3. Ông/bà ………………, các ông/bà và Phòng ban liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu CT.
GIÁM ĐỐC
Thực tế vận hành chung, phó giám đốc có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong cơ cấu quản lý, hoạt động của một doanh nghiệp. Do đó, khi giám đốc có ý định bổ nhiệm một cá nhân nào đó làm phó giám đốc, thì phải có quyết định về bổ nhiệm phó giám đốc. Quyết định này sẽ được thông báo được trong các cuộc họp của doanh nghiệp. Quyết định bổ nhiệm phó giám đốc phải được thể hiện bằng văn bản, và nó phải tuân thủ đầy đủ các nội dung theo mẫu.
Cùng với đó, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc còn được xem là cơ sở công bố chính thức người được bổ nhiệm lên chức vụ mới là phó giám đốc doanh nghiệp hay công ty. Từ đó, cá nhân được bổ nhiệm sẽ tiến hành thực hiện các hoạt động, công việc nằm trong khuôn khổ quyền hạn của mình.
Như vậy, chồng là giám đốc, vợ làm phó giám đốc là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tức, trong nhiều trường hợp cụ thể, người chồng hoàn toàn có khả năng, quyền hạn để bổ nhiệm vợ trở thành phó giám đốc. Tuy nhiên, quá trình bổ nhiệm này phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm túc các quy định mà pháp luật đưa ra. Những quy định mà Nhà nước đưa ra bảo đảm tính khách quan trong hoạt động doanh nghiệp. Đồng thời, nó góp phần tạo nên cơ cấu quản lý chặt chẽ, thúc đẩy sự phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện của doanh nghiệp.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật doanh nghiệp 2020.