Chế độ thai sản là một trong số những quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 khi Luật bảo hiểm xã hội 2014 bắt đầu có hiệu lực đã mở rộng đối tượng được hưởng chế độ thai sản cho cả lao động nam có vợ trong thời kỳ thai sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện để lao động nam được hưởng chế độ thai sản:
- 2 2. Chế độ hưởng thai sản đối với chồng:
- 3 2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam:
- 4 4. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho nam:
- 5 5. Cách tính mức hưởng chế độ thai sản đối với nam:
- 6 6. Chế độ thai sản cho vợ và chồng cùng tham gia bảo hiểm xã hội:
1. Điều kiện để lao động nam được hưởng chế độ thai sản:
Lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Lao động nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014;
– Lao động nam đã tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con. Đây là điều kiện để lao động nam được xét hưởng trợ cấp một lần và chỉ có chồng tham gia bảo bảo hiểm xã hội được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH.
2. Chế độ hưởng thai sản đối với chồng:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34
– 05 ngày làm việc;
– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam:
Để được hưởng chế độ trên, dựa theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Quyết định 636/QĐ-BHXH hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam trong từng trường hợp gồm các giấy tờ sau:
Thứ nhất, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ bao gồm:
+ Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (theo mẫu C70a-HD ban hành kèm Quyết định 636/QĐ-BHXH);
+ Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (theo mẫu D02-TS ban hành kèm Quyết định 636/QĐ-BHXH);
+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Giấy xác nhận của cơ sở y tế (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế):
Sinh thường: Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con. Trường hợp nộp giấy chứng sinh phải bổ sung thêm bản sao giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng.
Sinh con phải giải phẫu hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con và giấy xác nhận sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi của cơ sở y tế.
Thứ hai, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với chồng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con gồm:
+ Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (theo mẫu C70a-HD ban hành kèm Quyết định 636/QĐ-BHXH);
+ Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (theo mẫu D02-TS ban hành kèm Quyết định 636/QĐ-BHXH);
+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Có thêm:
Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
Trường hợp mẹ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ;
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế);
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con trong trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).
Thứ ba, đối với lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi lập hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:
+ Bản chính danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (theo mẫu C70a-HD ban hành kèm Quyết định 636/QĐ-BHXH) do người sử dụng lao động lập;
+ Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (theo mẫu D02-TS ban hành kèm Quyết định 636/QĐ-BHXH);
+ Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Ngoài ra, trong trường hợp chỉ có lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội có thể được hưởng thêm trợ cấp một lần.
Trong trường hợp sinh con mà mẹ của bé không tham gia bảo hiểm xã hội mà chỉ có cha của bé tham gia bảo hiểm xã hội thì ngoài được hưởng thời gian nghỉ việc khi vợ sinh như đã nêu trên, lao động nam còn được hưởng thêm một khoản tiền là trợ cấp một lần. Để được hưởng trợ cấp một lần lao động nam cần đáp ứng thêm điều kiện là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm vợ sinh con hoặc nhận con.
Mức hưởng: mức trợ cấp một lần bằng 02 lần lương cơ sở tại thời điểm sinh con cho mỗi con.
Hồ sơ hưởng thêm trợ cấp một lần trong trường hợp này ngoài những hồ sơ theo từng trường hợp trên thì nộp thêm:
+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
4. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho nam:
Điều 102
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc, lao động nam có vợ sinh con nộp hồ sơ gồm bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; giấy xác nhận của cơ sở y tế về việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi tại cơ quan, trụ sở làm việc cho người sử dụng lao động.
Người lao động chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, gửi đúng thời hạn cho người sử dụng lao động sau khi quay trở lại làm việc. Người sử dụng lao động sẽ hoàn tất các thủ tục còn lại.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách lao động nam hưởng chế độ thai sản, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại điều 100, điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
5. Cách tính mức hưởng chế độ thai sản đối với nam:
5.1. Cách tính thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp trong chế độ thai sản cho chồng:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 34 về Luật bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ thai sản khi vợ sinh con dành cho người chồng được pháp luật ưu tiên như sau:
“Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc.
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.”
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, lao động nam được nghỉ việc từ 5 ngày đến 14 ngày tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Có thể thấy chế độ thai sản không chỉ dành riêng cho lao động nữ mà còn dành cả cho nam giới trong hệ thống các chế độ Bảo Hiểm Xã Hội. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ thai sản ở nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc. Theo quy định này thì cho dù vợ có tham gia đóng bảo hiểm xã hội hay không, nhưng chỉ cần người chồng thỏa mãn các điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội kể từ khi con chào đời và không tính những ngày nghỉ hay ngày lễ.
5.2. Cách tính tiền hưởng trợ cấp trong chế độ thai sản cho chồng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39
“Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”.
Mức hưởng được tính theo công thức sau: Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản/24 x số ngày được nghỉ.
Trong trường hợp nếu người chồng đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng thì mức bình quân tiền lương sẽ là tiền lương của các tháng đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy: Mức hưởng được tính theo công thức sau:
Mức hưởng = Bình quân Lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ/24 x số ngày được nghỉ.
Ví dụ 1: Anh Trần Văn A lương bình quân đóng Bảo Hiểm 6 tháng trước khi vợ sinh là: 5.000.000 đồng. Anh sẽ được hưởng như sau: anh A được nghỉ 5 ngày (trường hợp vợ sinh thường). Cách tính như sau: 5.000.000/ 24 x 5 = 1.040.000 đ. Ngoài ra anh A còn được hưởng trợ cấp 1 lần theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.390.000 đ/ tháng. Như vậy, nếu chỉ có anh B tham gia bảo hiểm xã hội, vợ không tham gia thì trợ cấp 1 lần của Anh B là 1.390.000 x 2 = 2.780.000 đ. Tổng cộng số tiền anh A được hưởng là: 1.040.000 đ + 2.780.000 đ = 3.820.000 đ.
Ví dụ 2: Anh Trần Văn B lương bình quân đóng Bảo Hiểm 6 tháng trước khi vợ sinh là: 7.000.000 và anh B được nghỉ 7 ngày (do vợ sinh mổ). Như vậy thì mức hưởng của anh B sẽ là:
Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng trước khi vợ sinh của anh B = (6 x 7.000.000đ)/ 6 tháng = 7.000.000 đ. Mức hưởng Bảo hiểm xã hội của anh B = 7.000.000/ 24 x 7 = 2.041.666,67 đ.
Một số lưu ý về
Luật Bảo Hiểm Xã Hội quy định chế độ thai sản dành cho nam giới rất đầy đủ. Khi mẹ sinh con, trong vòng 30 ngày, chồng có thể nghỉ việc hưởng chế độ. Tuy nhiên, nếu trong 30 ngày đó mà bố không nghỉ phép thì sẽ mất quyền lợi của mình khi vợ sinh con. Người chồng vẫn sẽ được nhận trợ cấp khi vợ mang thai.
6. Chế độ thai sản cho vợ và chồng cùng tham gia bảo hiểm xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi là giáo viên tại khu vực biên giới tỉnh Lai Châu đến nay đã được 14 năm. Vợ chồng tôi đã sinh được hai người con gái. Hiện tại tôi đang mang thai đứa con thứ ba đã được 4 tháng. Vợ chồng tôi sẽ được hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh như thế nào đồng thời phải chịu những hình thức kỷ luật nào từ các cơ quan quản lý?
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bạn và chồng bạn là giáo viên đã được 14 năm. Hiện tại bạn đang mang thai đứa thứ ba được 4 tháng. Do bạn không nói rõ vợ chồng bạn đã đóng bảo hiểm xã hội như thế nào nên bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây để biết được về chế độ thai sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 31
Như vậy, theo quy định trên thì nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Còn đối với chồng bạn thì chỉ cần chồng bạn tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng bạn có đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
Về thời gian hưởng: Căn cứ khoản 1, 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ Được nghỉ 05 ngày làm việc (trường hợp vợ sinh thường).
+ Được nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Theo đó, bạn sẽ được nghỉ 06 tháng khi sinh con và chồng bạn sẽ được nghỉ từ 5 ngày đến 14 ngày, tùy từng trường hợp sinh cụ thể của bạn.
Về mức hưởng chế độ thai sản: theo khoản 1 điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì nếu bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bạn sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản là 6 tháng với mức hưởng được tính = Lương bình quân 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ sinh x 6 tháng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014, bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở.
Về việc xử lý khi hai vợ chồng bạn sinh con thứ ba: Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh dân số sửa đổi, bổ sung năm 2008 sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số 2003 thì mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Do đó, khi cá nhân nào có hành vi vi phạm chính sách này thì tùy từng trường hợp sẽ có chế tài xử lý riêng. Trong nội quy, quy định của các cơ quan, đơn vị có thể quy định việc cấm sinh con thứ ba, do đó vợ chồng bạn cần tham khảo nội quy tại đơn vị mình để xác định mình có bị xử lí kỉ luật không và hình thức cũng như mức xử lí kỉ luật là như thế nào.
Ngoài ra, nếu vợ chồng bạn là Đảng viên thì việc sinh con thứ ba của bạn sẽ chịu sự điều chỉnh tại Quy định số 181 – QĐ/TW xử lí kỉ luật đảng viên vi phạm. Cụ thể, vợ chồng bạn có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 26 Quy định 181/2013/QĐ-TW xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.