Hành vi đuổi đánh, chửi bới vợ con có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Hành vi bạo hành gia đình sẽ bị xử lý như thế nào? Đuổi vợ con ra khỏi nhà, chửi bới xúc phạm vợ con có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quản trị cho em hỏi một câu : Năm nay em 27 tuổi đã đi làm nhưng chưa lập gia đình, Bố và Mẹ em đều không có công ăn việc làm ổn định, Bố em chăn gà, nghiện rượu với lô đề còn Mẹ em thì tích tắc làm ảnh nhưng cũng không chịu chú tâm làm ăn và rất hay xích mích tiếng bé tiếng to. Bố em còn dọa giết với đuổi Mẹ em đi đêm nhiều lần sang Bà ngoại, Bố em còn đập vỡ đồ đạc đủ các kiểu để thỏa cơn giận.
Bố em còn kể với các anh em trong nhà là 2 Mẹ con vào hùa oánh Bố, sự thật thì cả họ chẳng ai biết chỉ nghe từ 1 phía, Anh em họ hàng quê Bố còn đổi mọi cái sai vào Mẹ em, mắng Mẹ em là người không biết làm gì, hay ăn mặc đẹp đi sang chơi tam cúc với các bà già”” sự thật ở đây thì Mẹ em lo lắng vì Bố gây chuyện sinh sự mà chửi bới Mẹ, nên Mẹ em mới sang. Hai Mẹ con em có Báo chính quyền đến lập biên bản vì hành vi bạo hành ngang trái của Bố, nhưng Bố em không ký vào biên bản, chỉ có mình Mẹ em ký thôi và giờ sinh oán khóa trái cửa không cho hai Mẹ con em vào nhà thì xử lý thế nào?
Trong họ nội nhà em lại có các Bác với Chú xui em ra vườn căng lều ngủ để chờ Bố nguôi giận thì Bố cho vào nhà. Theo pháp luật làm như thế là sai hay đúng, Bố em có đáng bị chính quyền xã phạt không, Mẹ em có cần thiết phải ly hôn với Bố em không? Bố em làm như thế với Mẹ con em là đúng hay sai? Các anh em của Bố em góp ý với nhà em như thế là đúng hay sai? Em rất mong được pháp luật tư vấn
Luật sư tư vấn:
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp thì để giải quyết vấn đề của bạn cần xem xét các phương diện sau:
Thứ nhất, xem xét hành vi của bố bạn
Theo thông tin, bố và mẹ bạn đều không có công việc ổn định. Bố bạn chăn gà, nghiện rượu và chơi lô đề, trong khi đó mẹ bạn thì cũng không cố gắng làm ăn. Bố bạn thường có hành vi đập phá đồ đạc trong nhà để thỏa mãn cơn giận, rồi có hành vi dọa giết đuổi đánh mẹ bạn, và thường xuyên đưa ra những thông tin sai sự thật, nhằm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của mẹ bạn. Hơn nữa, sau khi bị tố cáo về hành vi bạo hành thì bố bạn đã tức giận và khóa trái cửa, đuổi không cho bạn và mẹ bạn vào trong nhà.
Xem xét hành vi của bố bạn có thể thấy, bố bạn đang có những hành vi có tính chất bạo lực đối với thành viên gia đình bạn, có tính chất hành hạ thành viên trong gia đình, gây áp lực về tinh thần, làm tổn hại đến sức khỏe của thành viên trong gia đình, làm hư hỏng đến tài sản của gia đình. Những hành vi này được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, những hành vi của bố bạn như đập phá, hủy hoại tài sản trong gia đình, xua đuổi, đánh đập, lăng mạ thành viên của gia đình đều được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Đây là những hành vi trái pháp luật xâm phạm về quyền về chỗ ở hợp pháp, quyền được bảo vệ về sức khỏe, về danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ.
Với những hành vi này, bố của bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả do hành vi này gây nên. Cụ thể:
- Về trách nhiệm hành chính:
Xem xét về trường hợp cụ thể của bố bạn, đồng thời dựa trên các quy định của pháp luật thì trách nhiệm hành chính mà bố bạn phải chịu khi có các hành vi bạo lực gia đình đối với các thành viên trong gia đình. Cụ thể:
– Đối với hành vi sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ – CP với mức phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Đối với hành vi chửi mắng, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Ngoài ra, đối với hành vi bố bạn tức giận việc mẹ của bạn tố cáo mình về hành vi bạo hành nên đã thực hiện việc khóa trái cửa, đuổi, không cho hai mẹ con vào nhà. Trường hợp này, bố của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Về trách nhiệm hình sự:
Ngoài việc bị xử phạt hành chính về những hành vi nêu trên, tùy vào mức độ phạm tội mà bố của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Đối với hành vi đánh đập, chửi mắng, chì chiết, đuổi hai mẹ con bạn ra khỏi nhà thì bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ vợ, con của mình theo quy định tại Điều 185
Trường hợp hành vi đánh đập của bố bạn đối với mẹ bạn và thành viên khác trong gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng không mang tính chất thường xuyên thì thay vì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ người khác theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015 được trích dẫn ở trên, người bố của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bố của bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của mình, bạn có thể tố cáo hành vi của bố bạn lên chính quyền địa phương hoặc công an cấp xã hoặc các tổ chức liên quan như Hội liên hiệp phụ nữ để được can thiệp và giải quyết.
Thứ hai, về việc ly hôn của bố và mẹ bạn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 51
– Thuận tình ly hôn: Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thuận tình ly hôn là hình thức ly hôn áp dụng trong trường hợp cả bố và mẹ bạn đều đồng thuận, tự nguyện ly hôn, tự nguyện ký vào đơn ly hôn và đã thỏa thuận được về việc phân chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
– Đơn phương ly hôn: Trường hợp mà bố và mẹ bạn không đồng thuận về vấn đề ly hôn thì mẹ bạn hoặc bố bạn có quyền ly hôn theo hình thức ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Có thể thấy, việc ly hôn giữa bố và mẹ bạn không phải là việc mà có cần thiết hay không cần thiết mà đây là việc phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của bố, hoặc của mẹ bạn trong quan hệ hôn nhân. Trường hợp mẹ bạn vì hành vi bạo lực gia đình của bố bạn mà không thể chịu đựng, không thể sống chung, không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này thì để bảo vệ mình, mẹ bạn có quyền yêu cầu ly hôn. Trường hợp mẹ bạn vẫn mong muốn gắn bó với bố bạn, vẫn muốn gìn giữ hạnh phúc gia đình thì mẹ bạn không cần phải ly hôn dù bố bạn có những hành vi bạo lực như vậy.
Như vậy, từ những căn cứ được trích dẫn ở trên thì trường hợp của bạn, hành vi của bố bạn được xác định là hành vi sai trái, vi phạm quy định của pháp luật, và tùy vào từng mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bố, mẹ bạn có quyền ly hôn nếu có yêu cầu. Việc các chú, các bác (anh, em của bố bạn) góp ý với gia đình bạn, mặc dù không mang tính chất xây dựng, hay bảo vệ quyền và lợi ích của mẹ con bạn, nhưng cũng không bị coi là vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007
– Nghị định 167/2013/NĐ – CP ngày 12 tháng 11 năm 2013
– Bộ luật hình sự năm 2015
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014