Nhu cầu vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến nhiều cá nhân, đơn vị mở ra các dịch vụ cho thuê xe, trong đó nổi trội là dịch vụ cho thuê xe tự lái. Vậy theo quy định của pháp luật cho thuê xe tự lái có cần đăng ký kinh doanh, xin giấy phép?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái:
Hiện nay, xã hội phát triển dịch cho thuê xe tự lái, đây là hình thức chỉ cho thuê xe mà không cần người lái, người đi thuê tự điều khiển xe nhằm việc bảo đảm quyền riêng tư cũng như chủ động trong việc đi lại.
Dịch vụ cho thuê xe hiểu là việc một bên có xe cho người khác thuê lại xe đó để sử dụng cho mục đích sử dụng hợp pháp. Và khi đó hai bên phát sinh quyền và trách nhiệm nghĩa vụ với nhau, theo đó bên cho thuê sẽ có trách nhiệm giao xe đầy đủ và đúng chất lượng cho bên thuê; bên thuê xe sẽ phải thanh toán chi phí tương ứng với thời gian thuê xe.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện một trong các công đoạn của hoạt động vận tải như trực tiếp điều hành phương tiện hay lái xe, hoặc quyết định giá cước vận tải nhằm vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ với mục đích là có lợi nhuận.
Theo quy định tại Luật đầu tư năm 2020, cho thuê xe ô tô tự lái sẽ không thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do đó cá nhân, tổ chức được tự do kinh doanh ngành nghề này. Khi đó, cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành đăng ký kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn của Luật doanh nghiệp cũng như Luật giao thông đường bộ.
2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh cho thuê xe tự lái:
2.1. Tiến hành lựa chọn ngành, nghề kinh doanh dịch vụ cho thuê xe:
Kinh doanh dịch vụ cho thuê xe là nhóm ngành, nghề mang tính chất chung. Khi muốn đăng ký kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức sẽ lựa chọn những ngành nghề kinh doanh chi tiết, cụ thể. Hiện nay, theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có thể lựa chọn kê khai ngành nghề sau:
– Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt): mã 4931.
– Vận tải hành khách đường bộ khác: mã 4932.
– Vận tải hàng hóa bằng đường bộ: mã 4933.
– Bốc xếp hàng hóa: 5224.
– Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (cụ thể hơn là dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển; Logistic): mã 5229.
– Cho thuê xe có động cơ: mã 7710.
2.2. Xác định loại hình doanh nghiệp:
– Thành lập doanh nghiệp: trường hợp này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc lớn.
–
Thực tế, nếu cá nhân có xe số lượng xe chỉ có một hoặc hai, cho thuê ít thì có thể chỉ đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Tương lai, có mở rộng quy mô kinh doanh tăng số lượng xe, mang laj8i nguồn thu nhập thường xuyên thì lúc sẽ tiến hành làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh dưới hình thức thành lập công ty.
2.3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
–
– Giấy tờ pháp lý (Căn cước công dân hoặc Chứng minh thư nhân dân, Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; các thành viên trong một nhóm người hoặc hộ gia đình nếu đăng ký hộ kinh doanh chủ thể là một nhóm người/hộ gia đình.
– Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì cần biên bản họp thành viên hộ gia đình (bản sao).
– Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cần văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (bản sao).
– Trường hợp ủy quyền thì cần có văn bản ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu:
– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc.
2.4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái:
Cá nhân có nhu cầu có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
+ Đối với cổ đông sáng lập cần giấy tờ pháp lý của cá nhân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu còn giá trị sử dụng; giấy tờ pháp lý của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
– Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên.
+ Đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật: cần giấy tờ pháp lý.
+ Đối với thành viên là tổ chức: cần giấy tờ pháp lý và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Hồ sơ thành lập công ty hợp danh:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao).
– Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Đối với chủ doanh nghiệp tư nhân: giấy tờ pháp lý của cá nhân gồm chứng minh thư nhân dân; căn cước công dân (bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm những giấy tờ trên thì nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3. Cho thuê xe tự lái có cần xin giấy phép kinh doanh vận tải không?
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.