Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước? Đối tượng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước? Nội dung hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?
Hiện nay như chúng ta đã biết nhà ở là một loại dịch vụ, giao dịch mua bán khá phổ biến và rất đa dạng, loại nhà ở thuộc sở hữu của cá nhân, của tổ chức hay của nhà nước đều có mục đích sử dụng tùy vào các trường hợp cụ thể nhưng điểm khác biệt so với những loại nhà ở trong số đó chính là loại nhà ở thuộc quyền sở hữu nhà nước, chính vì sự đặc biệt ở chỗ đó là chủ sở hữu là nhà nước nên việc Cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cần phải được thực hiện theo quy định riêng do pháp luật quy định cụ thể.
Cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được công khai minh bạch và đáp ứng các điều kiện được quy định và hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải lập thành đầy đủ các nội dung, bên cạnh đó các đối tượng và điều kiện đề có thể tiến hành việc cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cũng được quy định chi tiết tại
Cơ sở pháp lý:
Luật nhà ở 2014
Mục lục bài viết
1. Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
Hiện nay nhà ở đang là vấn đề rất được quan tâm, có thể hiểu nhà ở đó là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình hay cá nhân. Căn cứ theo điều 80. Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước luật nhà ở 2014 quy định cụ thể về các loại nhà ở thuộc sỏ hữu nhà nước bao gồm:
– Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
– Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
– Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sở hữu Nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản. Như chúng ta đã thấy như trên thì các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm có 05 loại, theo đó 05 loại đó phải tuân thủ các quy định và chịu sự quản lý của nhà nước trong việc xây dựng và quản lý cũng như cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
2. Đối tượng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện việc mua, thuê mua mà chỉ những đối tượng được quy định tại Điều 82 Luật nhà ở mới được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Theo đó, đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:
Thứ nhất, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 32 và khoản 9 Điều 49 của Luật nhà ở như cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhà nước, cán bộ công chức của cơ quan của Đảng… chỉ được thuê nhà ở.
Thứ hai, đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật nhà ở là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở… được xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.
Thứ ba, đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật nhà ở là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở nếu chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được giải quyết thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư.
Thứ tư, đối tượng đang thực tế sử dụng nhà ở cũ quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật nhà ở được giải quyết cho thuê hoặc mua nhà ở đó.
Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:
Thứ nhất, đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật nhà ở.
Thứ hai, đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật nhà ở; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật nhà ở thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư.
Thứ ba, đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.
Thứ tư, đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.
Kết luận: Đối với vấn đề Cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì pháp luật đã quy định cụ thể, để có thể thực hiện cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật và tuân thủ theo quy định đối tượng được phép cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước như chúng tôi đã nêu như trên. Nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm pháp lý và chịu những rủi ro trong các trường hợp khác nhau. Theo đó để có thể đảm bảo thực hiện đúng quy định cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì các bên có nhu cầu thuê hay thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và bên cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cần tìm hiểu kĩ về các quy định mà pháp luật đề ra.
3. Nội dung hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
Nội dung hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
+ Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
+ Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với
+ Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
+ Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Cam kết của các bên;
+ Các thỏa thuận khác;
+ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
+ Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
+ Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Như vậy chúng ta có thể thấy nhà ở thuộc quyền ở hữu của nhà nước có những đặc điểm riêng và đặc biệt hơn so với các loại nhà ở khác trong việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở bởi vì chủ thể sở hữu loại tài sản này đó chính là nhà nước, với những quy định chặt chẽ và cách thức tiến hành đảm bảo thì việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải đảm bảo được các yêu cầu do pháp luật đề ra và hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải có đầy đủ các nội dung như đã nêu như trên, Hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được xem là giấy tờ có giá trị trên mặt pháp lý nên nó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên khi tham gia cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định đối với những trường hợp cần thiết.