Chỉnh sửa lại thông tin trên giấy tờ khác khi không khớp với giấy khai sinh. Thủ tục điều chỉnh lại các giấy tờ tùy thân khi bị sai thông tin về dân tộc.
Chỉnh sửa lại thông tin trên giấy tờ khác khi không khớp với giấy khai sinh. Thủ tục điều chỉnh lại các giấy tờ tùy thân khi bị sai thông tin về dân tộc.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn giúp: Giấy tờ tùy thân của em không khớp với Giấy khai sinh gốc về dân tộc ( tất cả các loại giấy tờ tùy thân như CMND, Sổ hộc khẩu, Bằng TN, Sổ hộ khẩu đều dân tộc Sán Dìu – em khai theo dân tộc của mẹ; nhưng giấy khai sinh gốc ông em đi khai cho từ xưa lại khai dân tộc Kinh). Em phải làm gì? ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mọi giấy tờ cá nhân phải đúng như theo nội dung của giấy khai sinh, nếu có sai sót phải điều chỉnh những loại giấy tờ trên theo đúng như nội dung của giấy khai sinh. Trong trường hợp của bạn mọi giấy tờ đều thống nhất với nhau và không trùng khớp với nội dung của giấy khai sinh, bạn có thể lựa chọn việc tiến hành xác định lại dân tộc trong giấy khai sinh của mình.
>>> Luật sư tư vấn chỉnh sửa lại thông tin trên giấy tờ tùy thân: 1900.6568
Theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014 thì xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
Thủ tục xác định lại dân tộc được thực hiện như sau:
Điều 47. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
Theo đó, tại Điều 28 Luật hộ tịch 2014 quy định:
Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Như vậy, trong trường hợp có cơ sở và căn cứ để xác định lại dân tộc của mình trong giấy khai sinh, bạn có thể thực hiện việc cải chính hộ tịch trong giấy khai sinh để thống nhất với các loại giấy tờ khác. Nếu không có cơ sở có thể cải chính lại hộ tịch thì bạn phải tiến hành việc chỉnh lý tất cả các giấy tờ liên quan sai nội dung so với giấy khai sinh về đúng dân tộc đã được xác định trong giấy khai sinh của mình.