Hiện nay với nhu cầu học hỏi và sáng tạo có rất nhiều các sản phẩm trí tuệ được ra đời và được ghi nhận để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho công dân và khuyến khích hơn nữa sự học hỏi và phát huy các giá trị sáng tạo của con người thì Nhà nước và pháp luật đã đề ra các chính sách sở hữu trí tuệ.
Mục lục bài viết
1. Chính sách sở hữu trí tuệ là gì?
Chính sách sở hữu trí tuệ là chính sách do nhà nước đề ra để một mặt vừa bảo vệ các quyền liên quan tới sở hữu trí tuệ và một mặt cũng thúc đẩy sự phát triển của tác phẩm trí tuệ và khuyến khích các hoạt động sở hữu trí tuệ. Các chính sách sở hữu trí tuệ được pháp luật quy định cụ thể theo luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019.
Bất kể doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì chắc chắn rằng doanh nghiệp đó đang tạo ra và sử dụng rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, việc xem xét một cách có hệ thống những biện pháp cần thiết liên quan đến bảo hộ, quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này. Nếu doanh nghiệp đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, bạn cần phải xem xét việc mua chúng hoặc có thể nhận được quyền sử dụng các quyền đó thông qua ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (hay còn được gọi là hợp đồng li-xăng) để tránh tranh chấp hoặc kiện tụng tốn kém sau này.
Hầu hết những doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có tên thương mại hoặc có sở hữu một hoặc nhiều nhãn hiệu và nên cân nhắc đến việc bảo hộ những đối tượng này. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thông tin kinh doanh bí mật có giá trị.
Ví dụ: Đó có thể là danh sách khách hàng, chiến lược bán hàng mà doanh nghiệp muốn bảo mật. Nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo ra những kiểu dáng có tính sáng tạo nguyên gốc. Nhiều doanh nghiệp cũng soạn thảo hoặc là công bố những tài liệu quảng cáo, ấn phẩm hoặc bán lẻ các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Một số doanh nghiệp khác có thể có được những sáng tạo hoặc cải tiến về kỹ thuật đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Với những trường hợp nêu trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xem xét cách thức tốt nhất để có thể sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm phục vụ cho mục đích lợi ích của mình. Cần nhớ rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh, xây dựng chiến lược cạnh tranh: từ việc phát triển đến thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến tiếp thị, thu hút nguồn vốn tài chính đến xuất khẩu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài
Bằng việc bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản phẩm, ngành nghề kinh doanh. Quản lý tốt vấn đề sở hữu trí tuệ là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân.
Vai trò của các chính sách sở hữu trí tuệ rất quan trọng bởi các công ty như nêu trên sẽ đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh. Nếu không có sự bảo hộ nhãn hiệu, công ty không thể xây dựng được “uy tín thương hiệu” mà hy vọng là có thể tồn tại vượt ra khỏi thời gian bảo hộ sáng chế…
Chúng ta xét theo thực tế trường hợp không được bảo hộ theo các điều ước quốc tế và luật sở hữu trí tuệ thì các công ty dược như trên sẽ không nỗ lực thực nghiệm trong việc tìm kiếm các sản phẩm viễn thông kết nối mọi người gần nhau hơn.
2. Đặc điểm và nội dung cơ bản của chính sách sở hữu trí tuệ:
Căn cứ theo Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy thông qua 05 nội dung theo quy định như trên chúng ta thấy pháp luật đã đề ra rất cụ thể về chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ, trên thực tế hiện nay đối với việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó hiện nay có thể nói nước ta đã ghi nhận những kết quả đáng khích lệ trong công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong đó nổi bật nhất là việc xây dựng chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ và Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chính sách quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đóng vai trò là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên thực hiện việc giải đáp và hướng dẫn thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ cho các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các Sở Khoa học và Công nghệ và các doanh nghiệp như giải đáp vướng mắc về việc rút ngắn thời gian thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp và các nội dung về đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 148
Ngoài ra căn cứ theo quy định như trên thì phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì Cục Sở hữu trí tuệ còn tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm thi hành những điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ như tiếp tục cung cấp thông tin về hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở thời kì hiện nay theo yêu cầu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
3. Ý nghĩa của chính sách sở hữu trí tuệ:
Bên cạnh đó thì với chính sách này Cục sở hữu trí tuệ còn đóng góp ý kiến cho việc đàm phán, gia nhập một số điều ước quốc tế khác như góp ý dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án sàn Hiệp định Việt Nam – Israel và có thể chuẩn bị nội dung và tham dự phiên họp Hội nghị liên chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia…
Phát triển sở hữu trí tuệ cũng có thể giúp mở rộng phạm vi bảo hộ những đối tượng khác như sự biểu hiện văn hóa bất thành văn và không được ghi âm của nhiều nước đang phát triển mà thường được biết đến dưới tên văn hóa dân gian. Với ý nghĩa của sở hữu trí tuệ bảo hộ như vậy, những đối tượng này có thể được khai thác vì lợi ích của quốc gia có nền văn hóa đó.
Nói tóm lại, việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho những sản phẩm đặc sản nhằm nghiên cứu đánh giá chất lượng và thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng và xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm.
Đồng thời nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm. Sản phẩm sẽ được cơ quan thẩm quyền gắn nhãn hiệu, được bảo hộ và sử dụng trên thực tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm. Đây chính là những ý nghĩa của sở hữu trí tuệ đem lại.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019.