Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cho hợp tác xã nông nghiệp được quy định tại Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 193/2013/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đất hợp tác xã nông nghiệp?
Hợp tác xã được hiểu là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu và có tư cách pháp nhân. Hợp tác xã do ít nhất là 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Nhà nước giao đất cho hợp tác xã theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Đối với pháp luật đất đai tiếp tục quy định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế. Như vậy, hợp tác xã sẽ có những quyền và nghĩa vụ về đất đai giống như các tổ chức kinh tế khác (căn cứ khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).
2. Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất hợp tác xã nông nghiệp
Căn cứ theo quy định tại
Thứ nhất, chính sách miễn tiền thuê đất:
– Áp dụng đối với hợp tác xã nông nghiệp dùng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, nhà kho và các dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và làm muối.
– Đối với xã viên hợp tác xã nông nghiệp nhận giao khoán của doanh nghiệp; hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nay phải chuyển sang thuê đất và ký hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước theo quy định của Luật Đất đai 2013: được miễn tiền thuê đất đến hết năm 2020.
Thứ hai, chính sách giảm tiền thuê đất:
– Đối với hợp tác xã thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh: giảm 50% tiền thuê đất.
3. Quy định về đất hợp tác xã:
3.1. Đất hợp tác xã có được cấp Sổ đỏ không?
Theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật đất đai quy định hợp tác xã chính là tổ chức kinh tế sử dụng đất.
Căn cứ Điều 19
– Đối tượng là tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý.
– Đối tượng đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– Đối tượng thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Đối tượng nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
– Đối tượng đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Đối tượng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đối tượng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất với mục đích sử dụng để làm các công trình công cộng như đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Theo quy định trên, đất của hợp tác xã không nằm trong diện không được cấp Giấy chứng nhận. Do đó, vẫn thực hiện cấp Sổ đỏ cho đất hợp tác xã bình thường như cấp cho tổ chức kinh tế.
Hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ đất cho hợp tác xã bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, Sổ đỏ).
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân xã về việc cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số không còn nhu cầu sử dụng đất đó nữa.
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).
– Sổ hộ khẩu của các bên.
– Phiếu yêu cầu công chứng.
Bước 2: Tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bước 3: Tiến hành kê khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
Bước 4: Đăng ký biến động đất đai:
Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu số 09/ĐK).
– Đơn đăng ký biến động theo nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).
– Tờ khai lệ phí trước bạ.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên, cá nhân, hộ gia đình tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Trường hợp không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì cá nhân, hộ gia đình có thể nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Nếu tại địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
Người dân thực hiện nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế.
Cuối cùng, hoàn tất thủ tục và sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, hộ gia đình.
Thời gian giải quyết:
– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn: thời hạn giải quyết không quá 20 ngày.
3.2. Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã quy định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, đồng sở hữu và có tư cách pháp nhân. Do đó, hợp tác xã có đủ tư cách đứng tên trên hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 174 Luật đất đai năm 2013 quy định quyền của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê bao gồm các quyền chung và quyền được cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
Do đó, hợp tác xã hoàn toàn có quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất. Khi thực hiện cho thuê lại quyền sử dụng đất, hợp tác xã phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
– Phải có đầy đủ Sổ đỏ, Sổ hồng (Giấy chứng nhận).
– Đất hợp tác xã muốn chuyển nhượng phải đảm bảo đất không có tranh chấp xảy ra với bên nào.
– Đảm bảo đất không thuộc tình trạng kê biên để đảm bảo thi hành án.
– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất đối với loại đất có thời hạn sử dụng đất.
– Việc cho thuê lại quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Như vậy, hợp tác xã muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai năm 2013.
Luật Hợp tác xã 2023 17/2023/QH15 mới nhất.
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Nghị định số 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật hợp tác xã.
Nghị định số 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật hợp tác xã.