Hầu hết tất cả các nạn nhân của nạn mua bán người đều có nhu cầu quay trở về nơi cư trú, hòa nhập với cộng đồng, giảm thiểu nỗi lo về tâm lý. Hướng tới mục tiêu bảo vệ nạn nhân là bị hại trong các vụ phạm tội, nhà nước hiện nay đã quy định nhiều chính sách hỗ trợ đối với nạn nhân của nạn mua bán người.
Mục lục bài viết
1. Chính sách hỗ trợ nạn nhân của nạn mua bán người:
Mua bán người là một trong những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau tuy nhiên tình trạng buôn bán người vẫn diễn ra vô cùng phổ biến và phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các nạn nhân bị mua bán chủ yếu là phụ nữ và các trẻ em, các đối tượng mua bán người hướng tới mục tiêu chủ yếu bóc lột tình dục và cưỡng ép lao động trong nước và nước ngoài. Nạn nhân của nạn buôn bán người bị ảnh hưởng nhiều vấn đề tiêu cực. Vì vậy, hướng tới mục đích nhân đạo, thì hiện nay nhà nước quy định nhiều chính sách hỗ trợ nạn nhân của nạn buôn bán người.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật phòng chống mua bán người năm 2011 có quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ. Theo đó, nạn nhân là công dân mang quốc tịch nước Việt Nam, người không có quốc tịch thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam thì sẽ được hưởng các chế độ chính sách như sau:
-
Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu, chi phí đi lại;
-
Hỗ trợ y tế;
-
Hỗ trợ tâm lý;
-
Trợ giúp pháp lý;
-
Hỗ trợ học văn hóa, hỗ trợ phát triển học nghề;
-
Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
Theo đó thì có thể nói, chế độ hỗ trợ dành cho nạn nhân của nạn mua bán người bao gồm các chính sách như sau:
(1) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật phòng chống mua bán người năm 2011 có quy định về vấn đề hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại cho nạn nhân của nạn mua bán người. Theo đó, trong trường hợp cần thiết, nạn nhân của nạn mua bán người sẽ được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về chi phí ăn uống, ăn mặc, các vật dụng trang thiết bị vật tư y tế cá nhân thiết yếu dựa trên cơ sở điều kiện thực tế, đặc điểm về lứa tuổi, đặc điểm về giới tính nam nữ, tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Nạn nhân của nạn mua bán người có nguyện vọng trở về nơi cư trú tuy nhiên không có khả năng chi trả tiền đi lại và tiền ăn trong thời gian đi đường thì cũng sẽ được nhà nước hỗ trợ các khoản chi phí này.
(2) Chính sách hỗ trợ y tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật phòng chống mua bán người năm 2011 có quy định về vấn đề hỗ trợ y tế đối với nạn nhân của nạn mua bán người. Theo đó, trong thời gian cư trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cư trú tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, trong trường hợp nạn nhân còn phải chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì sẽ được hỗ trợ các chi phí khám chữa bệnh cần thiết.
(3) Chính sách hỗ trợ tâm lý. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật phòng chống mua bán người năm 2011 có quy định về hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân của nạn mua bán người. Theo đó, nạn nhân của nạn mua bán người sẽ được xem xét để hỗ trợ/ổn định tâm lý trong khoảng thời gian lưu trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc lưu trú tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
(4) Chính sách trợ giúp pháp lý. Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Luật phòng chống mua bán người năm 2011 có quy định về trợ giúp pháp lý đối với nạn nhân của nạn mua bán người. Theo đó, nạn nhân được tư vấn pháp luật để hướng tới mục tiêu nâng cao kiến thức, phòng ngừa bị mua bán trở lại, được trợ giúp pháp lý để thực hiện thủ tục đăng ký hộ chiếu, đăng ký hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ và bồi thường thiệt hại, tham gia vào quá trình tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến việc mua bán người tại cơ quan có thẩm quyền. Trình tự và thủ tục trợ giúp pháp lý sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
(5) Chính sách hỗ trợ học nghề, học văn hóa. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Luật phòng chống mua bán người năm 2011 có quy định về vấn đề hỗ trợ học nghề và học văn hóa cho nạn nhân của nạn mua bán người. Theo đó, nạn nhân của nạn mua bán người trong trường hợp là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, tiếp tục đi học thì sẽ được hỗ trợ chi phí tiền học và tiền mua sách giáo khoa, mua đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên. Trong trường hợp nạn nhân quay trở về địa phương, nếu nạn nhân của nạn mua bán người thuộc hộ nghèo thì cũng sẽ được xem xét để hỗ trợ học nghề.
(6) Chính sách trợ cấp khó khăn ban đầu và hỗ trợ vay vốn. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Luật phòng chống mua bán người năm 2011 có quy định về vấn đề trợ cấp khó khăn ban đầu và hỗ trợ vay vốn cho nạn nhân của nạn mua bán người. Theo đó, nạn nhân của nạn mua bán người trong quá trình quay trở về địa phương nếu thuộc hộ nghèo thì sẽ được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu để cải thiện đời sống. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh thì sẽ được tạo điều kiện vay vốn phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ y tế đối với nạn nhân của nạn mua bán người được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của
-
Đối tượng hỗ trợ trong trường hợp này được xác định là nạn nhân trong thời gian lưu trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc trong thời gian lưu trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
-
Chế độ hỗ trợ y tế dành cho nạn nhân của nạn mua bán người bao gồm chi phí khám chữa bệnh phù hợp;
-
Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, trong thời gian lưu trú tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân sẽ được chăm sóc bảo vệ y tế để hướng tới mục tiêu phục hồi sức khỏe. Trong trường hợp nạn nhân bị ốm nặng cần phải chuyển đến cơ sở y tế để điều trị thì chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đó sẽ do nạn nhân hoặc do gia đình của nạn nhân thanh toán. Trong trường hợp nạn nhân thuộc hộ nghèo, nạn nhân thuộc hộ cận nghèo, thuộc các gia đình chính sách kèm theo Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng, cá nhân được xác định là người chưa thành niên được các cơ sở hỗ trợ nạn nhân hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh theo mức bằng với mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng tương ứng. Đối với trường hợp nạn nhân không còn nhân thân thì sẽ được hỗ trợ mức chi phí khám chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các hộ nghèo. Trong trường hợp đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế còn thời gian sử dụng thì sẽ được quý bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
-
Trong trường hợp nạn nhân qua đời tại cơ sở lưu trú bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, sau khoảng thời gian 24h được tính bắt đầu kể từ khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền, thân nhân của nạn nhân không đến kịp hoặc thân nhân không có đủ điều kiện để mai táng thì cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức mai táng. Chi phí giám định pháp y và chi phí mai táng sẽ được thực hiện theo quy định đối với các đối tượng tại Trung tâm bảo trợ xã hội;
-
Căn cứ vào quy định của pháp luật và căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân sẽ lập dự toán chi phí hỗ trợ y tế hằng năm để trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, việc hỗ trợ y tế đối với nạn nhân mua bán người sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
3. Nạn nhân của nạn mua bán người được hỗ trợ tâm lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của
-
Đối tượng hỗ trợ nạn nhân trong thời gian lưu trú tại các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc trong thời gian lưu trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
-
Chế độ hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân bao gồm tư vấn tâm lý, tham vấn tâm lý cho nạn nhân của nạn mua bán người, và thực hiện các biện pháp trị liệu khác;
-
Cơ sở bảo trợ xã hội và các cơ sở hỗ trợ nạn nhân cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ cho nạn nhân ổn định tâm lý trong thời gian cư trú. Đối với nạn nhân là người chưa thành niên, các cơ sở bảo trợ xã hội cần phải có trách nhiệm/nghĩa vụ liên hệ để đánh giá mức độ an toàn đối với nạn nhân trong trường hợp nạn nhân quay trở về gia đình hoặc quay trở về nơi cư trú trước khi đưa nạn nhân trở về.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật phòng, chống mua bán người 2011;
– Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người;
– Thông tư 84/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân và nội dung, mức chi chế độ hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.
THAM KHẢO THÊM: